Hình ảnh Thông tin cần biết Thống kê truy cập
Online: 16
Truy cập: 4.452.477
|
Công nghệ xử lý ONMT tại làng nghề nấu rượu, chăn nuôi và giết mổ gia súc KV đồng bằng Bắc BộThứ Sáu, 06 Tháng Bảy 2012 2:33 CHPGS.TS Trần Đức Hạ – Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Xây dựng TCMT CD2/2011
Các hoạt động của các làng nghề nấu rượu, chăn nuôi và giết mổ gia súc tạo nên một lượng lớn nước thải và chất thải rắn, gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh và tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Mổ hình kiểm soát ô nhiễm môi trường cho các làng nghề nấu rượu, chăn nuôi và giết mổ gia súc khu vưc đằng bằng Bắc bộ là kết hợp giữa xử lý chất thải tại chỗ, thu gom nước thải và xử lý nước thải tập trung. Công nghệ hợp lý đế xử lý các loại nước thải giàu chất hữu cơ và chất dinh dưỡng là xử lý sinh học theo nguyên tắc AO, AAO tách riêng hoặc tích hợp trong bể chế tạo sẵn.
1. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI, NẤU RƯỢU VÀ GIẾT MỔ GIA SÚC TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Nấu rượu, chăn nuôi và giết mổ gia súc là một hoạt động sản xuất liên hợp truyền thống hàng trăm năm nay ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Mặc dù, các hoạt động nấu rượu và chăn nuôi đưa lại một nguồn kinh tế đáng kể cho nhân dân, nhưng do sản xuất phân tán trong các cụm dân cư, các hộ sản xuất này đã tạo nên một lượng lớn nước thải và chất thải rắn chưa xử lý gây mùi hôi và làm ô nhiễm trầm trọng môi trường xung quanh, tác động xấu đến điều kiện sống của nhân dân cũng như làm mất cảnh quan khu vực.
Phúc Lâm (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) là một làng nghề giết mổ trâu bò cung cấp thịt cho các thành phố Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng và các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh… Làng có khoảng 30 hộ chuyên giết mổ, buôn bán trâu, bò thường xuyên. Các hộ gia đình làm nghề giết mổ trâu, bò chỉ hoạt động vào đêm. Trong thôn hiện nay có 30 lò mổ với công suất từ 3 – 40 con/lò/đêm, phụ thuộc vào quy mổ lò cũng như nhu cầu thị trường.
Mặc dù, việc giết mổ gia súc đưa lại một nguồn kinh tế đáng kể cho nhân dân địa phương nhưng nước thải, chất thải rắn, mùi hôi, tiếng ồn… đã gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường xung quanh, tác động xấu đến điều kiện sống của nhân dân cũng như làm mất cảnh quan khu vực. Hàng ngày, một lượng nước thải khoảng 50 – 80 m3 nước thải, 4.000 – 6.000 kg chất thải rắn… được hình thành xả ra môi trường là mương, rãnh và các ao làng. Trong nước thải khu vực lò giết mổ (nước thải giết mổ gia súc và nước thải sinh hoạt) có nhiều váng mỡ, hàm lượng hữu cơ (BOD và COD) cao. Đặc biệt, do sử dụng lượng muối lớn để ướp da nên tổng chất thải rắn hòa tan trong nước thải rất lớn. Ngoài ra, hàng ngày có khoảng 2.000 – 4.000 kg xương ngâm tại các ao, 2.500 – 5.000 kg da được ướp muối ngay tại các lò mổ trong khu dân cư.
Thôn Phú Lộc (xã cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) là một làng nấu rượu, có truyền thống hàng trăm năm nay… Thôn có khoảng 380 hộ chuyên nấu rượu và chăn nuôi lợn thường xuyên, trung bình 10-20 con lợn/hộ. Còn lại, một số hộ chăn nuôi và nấu rượu theo thòi vụ. Các hộ này phân bố rải rác theo 3 cụm dân cư, nhưng chủ yếu tập trung ở cụm dân cư số 1 (chiếm trên 50% số hộ của cả thôn).
Hoạt động nấu rượu và chăn nuôi đưa lại một nguồn kinh tế đáng kể cho nhân dân nhưng nước thải, chất thải rắn, mùi hôi… đã gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường xung quanh, tác động xấu đến điều kiện nhân dân cũng như làm mất cảnh quan khu vực. Hàng ngày, khoảng 1.000 – 1.200 m3 nước thải, 4.000 – 6.000 kg chất thải rắn… được thải ra môi trường như mương, rãnh và các ao làng.
Kết quả phân tích chất lượng nước tại ao làng cho thấy, hàm lượng cặn lơ lửng là 160 mg/1, BOD5 là 320 mg/1, oxy hòa tan là 2,56 mg/1, coliform là 6.900 MPN/l00ml. Nước ngầm trong các giếng gia đình khu vực nấu rượu cũng xuất hiện các chất hữu cơ với hàm lượng COD theo KMnO4 là 4,5 mg/1, coliform là 1.500 MPN/100ml. Nước thải quá trình chăn nuôi gia súc gây ô nhiễm nặng cho môi trường nước.
Làng nghề nấu rượu Vân Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) có 800 hộ dân thì có 650 hộ làm nghề nấu rượu với thu nhập khá cao. Mỗi ngày, ở đây sử dụng từ 40 – 50 tấn sắn khô để nấu rượu. Sản phẩm phụ quá trình nấu rượu được dùng để nuôi lợn. Chất thải rắn và lỏng từ các hoạt động nấu rượu và chăn nuôi xả vào môi trường hàng ngày từ 500m3/ngày đến 1.000 m3.
Theo các số liệu khảo sát của Sở TN&MT Bắc Giang, Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường – Đại học Xây dựng Hà Nội, nước thải ở đây có hàm lượng BOD5 cao hơn tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn nước mặt loại B theo QCVN 24:2009/BTNMT từ 13,6 – 22 lần, hàm lượng COD cao hơn từ 7,5 -12,5 lần. Nước ngầm ở các giếng khoan sâu từ 18 – 25 m có chỉ tiêu coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3.500 – 3.900 lần, Feacal coliform cao hơn từ 675 – 750 lần. Các chất dinh dưỡng, xyanua và các chất ô nhiễm khác trong nước thải cũng khá cao.
Những chất thải rắn hữu cơ như: bã thải, vỏ sắn… tạo điều kiện thuận lợi phát sinh ruồi, muỗi. Men rượu thường tạo mùi thối nhất là khi thời tiết thay đổi, mưa kéo dài… Lượng bã thải hàng ngày rất lớn cộng với các chất thải từ hoạt động chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước trong các ao hồ có độ đục cao, xuất hiện nhiều vi sinh vật có hại với hàm lượng chất hữu cơ và phenol rất lớn. Theo một số nghiên cứu, đất làng nghề nấu rượu thường có hàm lượng cácbon và độ mùn cao. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự phì dưỡng đất dọc mương thải của làng.
Như vậy, đặc thù các hoạt động làng nghề nấu rượu, chăn nuôi và giết mổ gia súc là các cơ sở sản xuất phân bố rải rác trong thôn xóm, các cụm dân cư và tạo ra một lượng chất thải hữu cơ, chất dinh dưỡng,… dạng rắn và lỏng rất lớn. Các loại chất thải này hầu như không được xử lý và xả trực tiếp ra các kênh mương và ao làng, gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nước và không khí, phá hủy cảnh quan nông thôn và đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Đứng trước tình hình này, cần thiết phải có nghiên cứu tổng thể về hiện trạng môi trường, tổ chức thoát nước cũng như đề xuất công nghệ và xây dựng dự án đầu tư các hệ thống xử lý chất thải (nước thải và chất thải rắn) phù hợp với điều kiện các làng nghề nấu rượu – chăn nuôi và giết mổ gia súc.
2. MÔ HÌNH THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI (XLNT) CHO CÁC LÀNG NGHỀ NẤU RƯỢU, CHĂN NUÔI VÀ GIẾT MỔ GỊA SÚC Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Do đặc thù các cơ sở sản xuất khu vực nông thôn hoạt động phân tán theo hộ gia đình và trong thôn xóm thường có nhiều khu vực nước mặt như ao hồ, kênh mương. Vì vậy, các mổ hình xử lý ô nhiễm môi trường nước tại các làng nghề khu vực đồng bằng Bắc bộ là kết hợp hai quá trình thu gom tách nước thải và XLNT đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Sơ đồ nguyên tắc tổ chức thoát nước và XLNT các làng nghề nấu rượu, chăn nuôi và giết mổ gia súc như ở dưới đây (sơ đồ).
Tại các hộ sản xuất của làng nghề (nấu rượu, chăn nuôi, giết mổ gia súc.) một lượng lớn hỗn hợp chất thải rắn và lỏng đậm đặc hữu cơ hình thành (phân, bã rượu, thức ăn chăn nuôi thừa…) cần phải thu gom và xử lý bước một tại chỗ. Các công trình xử lý bậc I tại chỗ hiện nay thường là bể biogas thể tích khoảng từ 2 – 5 m3. Tại đây, các chất hữu cơ được phân hủy yếm khí qua quá trình lên men ấm ở nhiệt độ 30 – 35°C. Khí sinh học thu được (phần lớn là khí metan) có thể được sử dụng để đun nấu. Bùn bã hữu cơ sau quá trình này có thể sử dụng làm phân bón.
Xử lý nước thải và phân rác tại chỗ sẽ thuận tiện trong việc thu gom và vận chuyển nước thải, phân rác. Xử lý tại chỗ cũng giúp xã hội hóa được công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên đây là hình thức xử lý tại chỗ yêu cầu mỗi cơ sở phải có một diện tích nhất định (khoảng 40 – 60 m2) để xây dựng và lắp đặt các công trình xử lý chất thải. Mặt khác, việc bố trí nhiều hệ thống xử lý chất thải trong khu dân cư sẽ có nguy cơ tiềm ẩn ô nhiễm môi trường khi các bể xử lý không vận hành đúng quy trình.
Nước thải đậm đặc sau các bể xử lý tại chỗ cùng với các loại nước thải khác (kể cả nước thải sinh hoạt) phát sinh từ các hộ gia đình theo đường cống thoát nước chung của khu dân cư về trạm XLNT tập trung, về mùa mưa, nước thải và nước mưa đạt đầu ô nhiễm nặng nhờ giếng tách nước thải để tách riêng về trạm xử lý. Hỗn hợp nước mưa và nước thải pha loãng được xả trực tiếp ra ao hồ hoặc kênh mương tưới tiêu trong khu vực.
Hệ thống XLNT làng nghề nấu rượu, chăn nuôi và giết mổ gia súc theo 3 bậc: xử lý bậc 1 là xử lý sơ bộ trong các công trình cơ học như song chắn rác, bể lắng cát và bể lắng sơ cấp; xử lý bậc 2 bằng phương pháp sinh học để loại bỏ các chất hữu cơ (tính theo BOD5) ra khỏi nước thải. Tùy thuộc vào nồng độ chất hữu cơ trong nước thải mà quá trình xử lý sinh học nước thải có thể qua giai đoạn: xử lý yếm khí và xử lý hiếu khí hoặc chỉ có một giai đoạn là xử lý hiếu khí. Thông thường khi giá trị BOD5 của nước thải sau xử lý bậc 1 lớn hơn 500 mg/1 thì nên có quá trình xử lý yếm khí trong các bể xử lý bằng lóp bùn yếm khí dòng hướng lên UASB hoặc bể lọc sinh học kỵ khí trước đó. Khí sinh học tạo thành trong quá trình yếm khí cũng có thể thu hồi để sử dụng cho bản thân trạm XLNT.
Khi nồng độ các chất dinh dưỡng nitơ và phất pho trong nước thải lớn và nguồn tiếp nhận thuộc loại A theo mức độ sử dụng thì nước thải có thể xử lý tiếp tục bậc 3 bằng biện pháp sinh học hoặc hóa học. Thông thường người ta tích hợp quá trình xử lý sinh học bậc 3 với xử lý sinh học hiếu khí các chất hữu cơ trong một công trình hoạt động theo nguyên tắc AO (anoxic-. thiếu khí và oxic – hiếu khí) hoặc AAO (anaerobic – yếm khí, anoxic – thiếu khí và oxic – hiếu khí).
Hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất từ các hộ gia đình sau khi đã xử lý cần tiếp tục khử trùng bằng hóa chất (thường dùng là nước javen – dung dịch hypoclorid). Tuy nhiên, nước thải cũng không nhất thiết phải khử trùng bằng phương pháp hóa học nếu như tiếp tục được xử lý trong hồ sinh học.
Bùn cặn hình thành trong quá trình XLNT có thể ủ yếm khí trong bể chứa bùn hoặc làm khô (bằng sân phơi hay máy ép lọc) trước khi đưa đi sử dụng làm phân bón.
Trong Dự án XLNT làng nghề giết mổ trâu bò Phúc Lâm (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) được UBND tỉnh phê duyệt tháng 8/2010, Công ty CP CEETRA đã đề xuất sơ đồ chung để xử lý tập trung các loại nước thải các lò mổ.
Công nghệ xử lý chất thải làng nghề giết mổ gia súc Phúc Lâm được thiết lập trên cơ sở mức độ xử lý cần thiết (đáp ứng yêu cầu vệ sinh xả nước thải ra nguồn nước mặt loại B theo QCVN 24:2009/BTNMT), công suất hệ thống xử lý và điều kiện đất đai khu vực. Dự kiến bố trí trạm XLNT làng nghề Phúc Lâm tại cánh đồng gần ao nuôi cá đầu thôn.
Đối với làng nghề nấu rượu, chăn nuôi và giết mổ gia súc Phú Lộc, các yêu cầu đối với hệ thống XLNT:
- Lưu lượng Q = 1250 m3/ngày phải xử lý đáp ứng cột B của QCVN 24-2009/BTNMT. Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp;
- Hệ thống XLNT không gây mùi và ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan xung quanh.
Nước thải bẩn từ các khối công trình của làng nghề sẽ được thu gom bằng hệ thống các ống cống vật liệu PVC, đường kính 150 mm đổ vào hệ thống cống chính đường kính từ 200 mm – 300 mm dẫn về khu XLNT.
Nước thải sau khi được xử lý qua bể xử lý kỵ khí trong UASB, được dẫn đến cụm xử lý sinh học theo nguyên tắc xử lý AO (anoxic -oxic) + MBR (Membrane Bio-Re-actor). Tại đây các thành phần SS, COD, BOD, TN, chỗ cho các đối tượng này rất khó khăn về các phương diện như kinh phí đầu tư, diện tích đất xây dựng, kiểm soát quá trình xử lý… Vì vậy, mổ hình kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các làng nghề nấu rượu, chăn nuôi và giết mổ gia súc khu vực đồng bằng Bắc Bộ là mổ hình kết hợp giữa xử lý chất thải tại chỗ, thu gom nước thải và XLNT tập trung. Công nghệ xử lý phù hợp cho các loại hình nước thải giàu chất hữu cơ và chất dinh dưỡng này là hệ thống xử lý sinh học theo nguyên tắc AO hoặc AAO tách riêng hoặc tích hợp trong bể xử lý chế tạo sẵn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh. Làng nghề Việt Nam và môi trường. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2005.
2. Trần Đức Hạ. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mổ nhỏ và vừa. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2002.
3. Công ty Cồ phần Kỹ thuật môi trường đô thị và nông thôn (CEETRA). Báo cáo kinh tế kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải làng nghề Phúc Lâm (Việt Yên, Bắc Giang). Hà Nội, tháng 7 năm 2010.
4. Công ty Cổ phần MOPHA. Bảo cáo Dự án đầu tư xây dựng hệ thong xử lý chất thải làng nghề Phú Lộc (Cẩm Giàng, Hải Dương). Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Các tin khác
|
Map
Tư vấn trực tuyến
khám phá
Quảng cáo
|