Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 17
Truy cập: 4.452.427

Giới thiệu một số thiết bị theo hướng sản xuất xanh

Thứ Sáu, 06 Tháng Bảy 2012 2:27 CH

Báo cáo tại Hội thảo Quỹ Ủy thác tín dụng xanh – hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ, được tổ chức ngày 3/11/2011 tại Hà Nội. GS TS Trần Hiếu Nhuệ

1. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1.1.Tình hình phát triển các doanh nghiệp Việt Nam

Trên cả nước tới tháng 12 năm 2010, cùng với khoảng 754 đô thị lớn nhỏ, có 255 KCN-KCX được Chính Phủ phê duyệt, trong đó có khoảng 171 KCN, KCX đã đi vào hoạt động. Hệ thống KCN-KCX được hình thành và phát triển trên cả nước.

Theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21-8-2006, đến 2015 nước ta sẽ có thêm 115 KCN mới và mở rộng 27 KCN đã có.Dự kiến đến năm 2015 cả nước có khoảng 310 KCN-KCX.

- Chính Phủ đã phê duyệt, 38 khu kinh tế (KKT) trong đó có 15 KKT ven biển, 23 KKT cửa khẩu.

- Ngoài ra các tỉnh, thành phố còn hình thành nhiều cụm, điểm công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, 2500 các làng nghề các loại.

-Tổng cộng tới nay có khoảng 300 000 doanh nghiệp và dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng 500 000 doanh nghiệp.

- Các KKT, KCN góp phần quan trọng trong thu hút đầu tư, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng, giải quyết việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế (tỷ trọng GTSXCN của KCN trong tổng GTSXCN cả nước tăng từ 17% năm 2001 lên 25% năm 2007), Công tác quản lý nhà nước KCN dần đi vào nề nếp.

- Trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 sẽ thành lập KKT ven biển Năm Căn, tỉnh Cà Mau đồng thời quy hoạch mở rộng KKT Dung Quất; xem xét bổ sung vào quy hoạch phát triển KKT từ 2-3 KKT mới, nâng tổng số các KKT được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập lên khoảng 18 KKT với tổng diện tích cả mặt đất và mặt nước khoảng 740-760 nghìn ha

- Bên cạnh đó có những tồn tại  như:  Công tác Quy hoạch; Công tác bảo vệ môi trường các KCN-KCX; Công tác thanh tra, kiểm tra; Cơ cấu đầu tư và lao động vào KCN còn thấp; Trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế; Điều kiện sống và làm việc của người lao động còn nhiều khó khăn.

1. 2. Mục tiêu của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay

1.2.1. Môi trường là yếu tố đầu vào của sản xuất

- Môi trường-tài nguyên vừa là đầu vào và vừa là đầu ra của sản xuất :

        + Sản xuất tiếp nhận những sản phẩm của thiên nhiên mà ta gọi là tài nguyên;

        + Môi trường cũng đồng thời tiếp nhận đầu ra của sản xuất dưới dạng sản phẩm phân phối và các loại chất thải.

- Đặc trưng của yếu tố sản xuất là môi trường với các lý do:

        + Môi trường là sản phẩm tự do, sử dụng nó không mất tiền

        + Môi trường là sản phẩm chung, không của riêng ai

        + Môi trường là nơi tiếp nhận đầu ra không mong muốn của sản xuất

        + Môi trường là yếu tố tiêu dùng hay yếu tố tiềm năng

        + Sự khan hiếm tạm thời (đối với nguyên liệu tái tạo, vượt quá khả năng tái tạo) và sự khan hiếm lâu dài (đối với nguyên liệu hay tài nguyên không tái tạo như khoáng sản

1.2.2. Mục tiêu cơ bản và xuất phát điểm của doanh nghiệp là:

        – Mục tiêu lợi nhuận,

        – Mở rộng thị phần,

        – Giảm chi phí,

        – Hạn định phát tán.

Để xem xét quá trình phát triển đó, chúng ta cần xét các khía cạnh sau:

        – Những đặc điểm của hệ thống kinh tế,

        – Những đặc điểm của hệ thống sinh thái, sự giống nhau và khác nhau giữa chúng

và đi đến điểm chung là:

        – Sinh thái hóa kinh tế, kinh tế hóa sinh thái và tiến tới sự hài hòa giữa kinh tế và sinh thái. Nhiệm vụ của chính sách môi trường là phải tiến tới hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân mang tính sinh thái, là sự hài hòa giữa kinh tế và sinh thái, vì có giải pháp thay thế cho xã hội công nghiệp nhưng không thể có giải pháp thay thế môi trường

        + Để thực hiện chiến lược cải thiện môi trường, cần xây dựng và ban hành các chỉ tiêu môi trường thông qua các văn bản pháp quy và hướng dẫn kỹ thuật. Chính sách môi trường và pháp luật môi trường là những biện pháp nằm trong nội dung “sinh thái hóa kinh tế”

        + Dưới khái niệm “Hệ thống sinh thái”, người ta hiểu đó là một hệ thống các quan hệ đan xen nhau của các phần tử trong hệ thống tự nhiên. Khái niệm đó có thể tổng hợp các nội dung và đưa ra một khái niệm khác, đó là “làm kinh tế môi trường” hay “học thuyết kinh tế môi trường”. Phải vận dụng các phương tiện kinh tế, sao cho thiên nhiên sẵn sàng sản sinh và cung cấp tài nguyên cho sản xuất, khi đó quá trình kinh tế hóa tự nhiên sẽ trở thành quá trình tổ chức của sản xuất.

        – Nhiệm vụ của chính sách môi trường trong tương lai là phải tiến tới hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân mang tính sinh thái, là sự hài hòa giữa kinh tế và sinh thái.

1.2.3. Bảo vệ môi trường là mục tiêu của doanh nghiệp

- Duy trì được chất lượng môi trường ở một mức độ nhất định là mục tiêu đầu tiên đặt ra cho toàn xã hội.

- Ban đầu bảo vệ môi trường là mục tiêu độc lập và sau dần phát triển mục tiêu hài hòa giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái. Vì đạt được mục tiêu “giảm chi phí” hay giảm sử dụng vật tư cũng có nghĩa là đạt được mục tiêu sinh thái”bảo vệ tài nguyên-môi trường”

        + Phạm trù mục tiêu cơ bản phân biệt : Mục tiêu dựa vào đầu vào và mục tiêu dựa vào đầu ra. Bởi vì giữa đầu vào và đầu ra có mối quan hệ khăng khít với nhau, phụ thuộc lẫn nhau.

        + Cụ thể hóa định hướng đầu vào

        + Cụ thể hóa mục tiêu đối với đầu ra không mong muốn, biến đầu ra không mong muốn thành đầu ra mong muốn và có thể tái sử dụng  hay tái sinh.

        + Cụ thể hóa mục tiêu đối với đầu ra mong muốn và mở rộng trách nhiệm đối với sản xuất và sản phẩm.. Sản phẩm phù hợp và thân thiện đối với môi trường.

        + Mục tiêu bảo vệ môi trường đã được đưa vào quy chế kiểm toán sinh thái  hay kiểm toán môi trường (Oko-Audi)-Quy chế EU số 1836/1993. Từ đó xuất hiện ISO 9000 và ISO 14 000

- Bảo vệ môi trường là hạn định của mục tiêu lợi nhuận

- Bảo vệ môi trường là cơ hội cải thiện kết quả của doanh nghiệp

2.MỘT SỐ CÔNG NGHỆ/THIẾT BỊ SẢN XUẤT THEO HƯỚNG SẠCH HƠN

2.1.Công nghiệp Môi trường Việt Nam

Công nghiệp môi trường (Environmental Industries) là một thực thể kinh tế có từ rất sớm tại nhiều nước. Đây là ngành công nghiệp tạo ra các giá trị gia tăng từ chính việc giải quyết các vấn đề môi trường, đã và đang có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho phát triển theo hướng bền vững, chiếm vị thế quan trọng trong cơ cấu công nghiệp.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế – OECD, Văn phòng thống kê Cộng đồng Châu Âu đã đưa ra những khải niệm về công nghiệp môi trường (CNMT) và bao gồm: các dịch vụ sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà chúng có khả năng đo lường, ngăn chặn, hạn chế hay hiệu chỉnh các tác hại môi trường như ô nhiễm nước, không khí, đất cũng như chất thải và các vấn đề liên quan đến tiếng ồn. CNMT cũng bao gồm công nghệ sạch nhằm hạn chế ô nhiễm và sử dụng nguyên liệu thô.

Mạng lưới thông tin và quan sát Châu Âu cho rằng: CNMT bao gồm các hoạt động thúc đẩy công nghệ sạch hơn, xử lý nước và xử lý nước thải; quá trình tái chế; quá trình công nghệ sinh học, chất xúc tác, màng ngăn; giảm tiếng ồn và các hoạt động sản xuất các sản phẩm khác nhằm mục đích bảo vệ môi trường.

Ở Hoa Kỳ: CNMT bao gồm:

+ Toàn bộ các hoạt động tạo ra giá trị liên quan tới thực hiện các quy định môi trường;

+ Đánh giá phân tích và bảo vệ môi trường;

+ Kiểm soát ô nhiễm không khí, quản lý chất thải, làm giảm ô nhiễm;

+ Cung cấp và phân phối tài nguyên môi trường: nước, nguyên liệu tái tạo, năng lượng sạch và công nghệ;

+ Các hoạt động góp vào việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và nguyên liệu, sản phẩm chất lượng cao và phát triển kinh tế bền vững;…

        Ở Việt Nam, khái niệm ngành CNMT vẫn còn rất mới, nhưng đã được thể chế hóa thông qua Luật Bảo vệ môi trường, được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và giao “Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND cấp tỉnh chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường”.

Tham khảo quốc tế, gắn liền với điều kiện Việt Nam, ngành CNMT được hiểu như sau: “Công nghiệp môi trường là một ngành kinh tế cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường đáp ứng nhu cầu phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường của nền kinh tế”.

-Dịch vụ môi trường bao gồm các hoạt động có doanh thu từ việc thu phí các dịch vụ môi trường như: phân tích và thử nghiệm môi trường, quản lý và xử lý chất thải, chất thải nguy hại, phục hồi môi trường, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật môi trường.

-Thiết bị môi trường bao gồm các hoạt động có doanh thu từ việc bán hoặc cho thuê thiết bị môi trường như: Thiết bị xử lý chất thải, thiết bị đo và hệ thống thông tin, thiết bị kiểm soát ô nhiễm, thiết bị quản lý chất thải, công nghệ xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm.

-Tài nguyên môi trường bao gồm các hoạt động có doanh thu từ việc bán tài nguyên (ví dụ nước hoặc năng lượng) hoặc tái chế chất thải (ví dụ thép hoặc giấy).

Theo kết quả điều tra của Dự án “Điều tra hiện trạng ngành CNMT, đề xuất giải pháp nhằm phát triển ngành CNMT Việt Nam” đã tiến hành trong các năm 2006-2007 trên phạm vi 20 tỉnh, đã thống kê được khoảng 2270 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Các lĩnh vực hoạt động cũng không ngừng được mở rộng không chỉ môi trường đô thị, mà còn phát triển rất nhanh sang khu vực doanh nghiệp, khu công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm, tái chế và quản lý tài nguyên, sản xuất thiết bị, công nghệ. Hoạt động môi trường của Việt Nam đang dần trở nên chuyên môn hóa sâu, mang tính công nghiệp với các doanh nghiệp chuyên sản xuất trang thiết bị trên tất cả 3 lĩnh vực dịch vụ, sản xuất thiết bị công nghệ và quản lý tài nguyên.

-Dịch vụ tư vấn quản lý môi trường có hoạt động rất đa dạng. Lĩnh vực tư vấn phổ biến hiện nay bao gồm:

                        + Đánh giá tác động môi trường;

                        + Phân tích và quan trắc môi trường, Phân tích thí nghiệm;

+ Quản lý, kiểm soát ô nhiễm, bao gồm: Quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải;Quản lý ô nhiễm khác bao gồm ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt, phóng xạ và sự cố môi trương (tràn  dầu, hóa chất…). Trong lĩnh vực quản lý này có các sản phẩm dịch vụ, cung cấp/chế tạo thiết bị và xây lắp công trình. Trên thực tế, còn có rất nhiều dịch vụ mang tính chuyên ngành khác.

                        + Quản lý chất thải nguy hại có các hoạt động như kiểm soát, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý. Trong xử lý có cả thiết bị và xây lắp công trình. Hệ thống phân loại các chất thải nguy hại hiện nay rất phức tạp, liên quan đến POPs có 12 nhóm hóa chất bị cấm; những hoá chất thuộc các điều ước quốc tế mà Việt Nam làm nước thành viên…

                        + Đào tạo nguồn nhân lực;

                        + Công nhận chứng nhân (ISO 14000, EMS,…);

                        + Thiết kế công nghệ môi trường, thiết kế trang thiết bị;

-Phát triển công nghệ và sản xuất thiết bị gồm có các hoạt động/phân ngành sau:

                        + Nghiên cứu R&D và chuyển giao công nghệ;

                        + Sản xuất, chế tạo thiết bị xử lý và vật liệu xử lý môi trường;

+ Phát triển công nghệ thông tin chuyên ngành môi trường;

+ Sản xuất thiết bị đo lường và kiểm soát ô nhiễm môi trường;

+ Công nghệ ngăn ngừa ô nhiễm.

 

                        Công nghệ, thiết bị và vật liệu xử lý môi trường rất đa dạng. Sản phẩm là các công nghệ, thiết bị và vật liệu, hóa chất và chủng vi sinh sử dụng trong công nghệ xử lý chất thải, làm sạch môi trường.

                        Công nghệ thông tin chuyên ngành gồm các phầm mềm dự báo phân tích đánh giá môi trường, các phần mềm tự động hóa trong công nghệ quan trắc, cập nhật thông tin tự động cơ sở dữ liệu, bản đồ số hoá…

-Thiết bị đo lường và kiểm soát ô nhiễm gồm các thiết bị đo, kit thử nhanh dùng phát hiện các chất nguy hại có trong môi trường, thiết bị tự động đo và quan trắc các chỉ số môi trường…

- Phát triển và khôi phục tài nguyên

-Cung cấp nước sạch, theo các phân loại quốc tế thuộc hoạt động của ngành CNMT.

                        -Phục hồi tài nguyên, bao gồm các hoạt động khôi phục các vùng đất, vùng nước bị ô nhiễm, các mỏ khoáng sản sau khai thác, các thảm thực vật, phát triển các vùng sinh thái, đa dạng sinh học (khu sinh thái, du lịch sinh thái, đô thị sinh thái…). Công nghệ hạn chế ô nhiễm, gồm các sản phẩm công nghệ tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu và công nghệ sử dụng nguyên liệu mới không có chất thải. Đó là sản phẩm công nghệ và sản phẩm thân thiện môi trường (không tạo ra chất thải hoặc ít chất thải).

 

-Phát triển các dạng năng lượng mới, như năng lượng gió, mặt trời địa nhiệt, hydro, các dạng năng lượng thay thế ít chất thải (ethanol, Bio-diesel).

-Tái chế chất thải, như tái chế giấy, thu hồi kim loại nặng, điện tử…

Ngày 23/4/2011, Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam đã được thành lập .

Tháng 11 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thành lập Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Việt Nam là Tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dịch vụ trong các lĩnh vực đất đai, bất động sản; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản – địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; biển và hải đảo và một số lĩnh vực khác trên phạm vi cả nước.

2.2.Một số công nghệ/thiết bị sản xuất trong ngành công nghiệp môi trường theo hướng sạch hơn:

2.2.1. Công nghệ xử lý nước cấp, nước thải hướng tới sản xuất sạch hơn

2.2.1.1. Công nghệ và công trình xử lý nước

        Hiện ở đô thị sử dụng nguồn nước mặt và nước ngầm. Ngoài ra, một số hộ vùng ven đô và nông thôn có sử dụng cả nước mưa.

Trong toàn quốc, tỷ lệ sử dụng nguồn nước mặt khoảng 60%, nước ngầm khoảng 40%

Các thành phố lớn, các nhà máy nước (NMN) có công suất từ vài chục ngàn m3/ngđ tới vài trăm ngàn m3/ngđ: NMN Thủ Đức (TP HCM) có tổng công suất 1.200.000 m3/ngđ, các NMN ngầm ở Hà Nội có công suất từ 30.000 – 60.000 m3/ngđ ( thường chia thành đơn nguyên 30.000 m3/ngđ, xây dựng thành từng đợt, NMN Sông Đà 600.000 m3/ngđ, giai đoạn 1 đã xây dựng 1 đơn nguyên 300.000 m3/ngđ đã hoạt động. Tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, các nhà máy nước có công suất phổ biến từ 10.000 m3/ngđ tới 30.000 m3/ngđ. Các trạm cấp nước của các thị trấn thường có công suất từ 1000 m3/ngđ tới 5000 m3/ngđ, phổ biến nhất xung quanh 2000 m3/ngđ.

Công nghệ xử lý nước mặt phổ biến là keo tụ + lắng + lọc nhanh trọng lực + khử trùng

Công nghệ xử lý nước ngầm chủ yếu là khử sắt ( hoặc khử mănggan) bằng phương pháp làm thoáng + lắng tiếp xúc + lọc nhanh trọng lực + khử trùng.

Các công nghệ và công trình đơn vị trong trạm xử lý đa dạng nhưng hướng tới lựa chọn các hóa chất ít tác động xấu tới môi trường khi xả bùn và chọn các công trình hiệu quả cao và tạo ít bùn. Ví dụ:

+ Các công trình keo tụ ( đa số dùng phèn nhôm, PAC) với bể trộn đứng, trộn cơ khí, bể tạo bông có vách ngăn zic zac, tạo bông có tầng cặn lơ lửng, tạo bông kiểu cơ khí

+ Các công trình lắng: bể lắng đứng ( cho trạm công suất nhỏ) bể lắng ngang thu nước cuối bể, thu nước bề mặt được sử dụng khá rộng rãi ở các dự án thành phố, thị xã, bể lắng ngang lamen ( công nghệ Pháp) được sử dụng tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc: Lao Cai, Yên BáI, Phú Thọ, Hoà Bình, Hưng Yên và san bay Đà Nẵng. Loại bể này đang được phổ biện ở một số địa phương khác. Bể lắng Pulsator ( công nghệ Pháp) được dùng ở Nam Định, Cần Thơ và bể lắng ly tâm ( Thái Bình) là 2 loại bể lằng ít được sử dụng.

+ Các công trình lọc: Bể lọc nhanh trọng lực ( lọc hở với vật liệu lọc là cát) được dùng rộng rãi. Bể lọc AQUAZUR-V ( Công nghệ Pháp)  được dùng khá nhiều ở các dự án cấp tỉnh, thành phố ( Kiểu AQUAZUR-V, nhưng không mua bản quyền của Degrémont)

Khử trùng: phổ biến dùng clo lỏng, một số trạm nhỏ dùng nước giaven hoặc ôzôn.

Trạm bơm đợt 2: một số trạm dùng máy biến tần để điều khiển chế độ hoạt động của máy bơm, tiết kiệm rất nhiều năng lượng điện (khoảng 20-25%.

2.2.1.2.Công nghệ xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.

(i) Xử lý nước thải sinh hoạt đô thị

+  Tới nay có khoảng 14 nhà máy xử lý nước thải đô thị đã được xây dựng và đưa vào hoạt động tại 6 thành phố: Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, Buôn Ma thuột, Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh.

(ii) Xử lý nước thải  Khu Công nghiệp (KCN)

+ Trong số khoảng 171 KCN đã đi vào hoạt động, có 105 KCN đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 61% tổng số KCN đã vận hành; 34 KCN đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung.

+ Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp khá đa dạng và đặc biệt có xuất xứ từ nhiều nước. Do đô các thiết bị cũng có xuất xứ từ nhiều nguồn cung cấp. Kết quả sẽ gây nhiều khó khăn cho việc sửa chữa, thay thế khi cần thiết.

(iii) Xử lý nước thải bệnh viện, trường học hay cơ quan NCKH: Tại các bệnh viện như BV Quân đội 108, BV Bạch Mai, BV Hai Bà Trưng, Hà Nội (Xây dựng mới), BV Việt-Tiệp , BV Nhi  TP Hải Phòng, BV Đa khoa TP Huế,BV  Nhi Thuỵ Điển Hà nội và BV Uông Bí, BV Nhi TP HCM,…có trạm xử lý nước thải với công nghệ xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính hoặc kết hợp xử lý bằng phương pháp hóa học., Viện KHVN nay là Viện KH & CN Quốc Gia đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải bằng hóa học và sinh học.. Hiện có khoảng 100-150 trong số 1100 bệnh viện (hay khoảng 10-15% số bệnh viện) có trạm xử lý nước thải bệnh viện đưa vào hoạt động

2.2.2.Công nghệ SERAPHIN và TÂM SINH NGHĨA

- Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Xanh Seraphin.

+ Xử lý rác thải sinh hoạt, công nghiệp, chuyển giao công nghệ xử lý môi trường

+ Công suất  thiết kế: 120-150 tấn/ngày

+ Địa điểm : Xã Xuân Sơn, thành thố Sơn Tây, thành phố Hà Nội

+ Tổng diện tích: 2,5 ha

+ Kết hợp đa hợp phần công nghệ: giảm thiểu tối đa phần chất thải phải chôn lấp

Phân loại

Xử lý cơ học- sinh học – nhiệt

Tái chế

 

 Năm 2008-2010, SERAPHIN đã được Bộ KHCN hỗ trợi thực hiện dự án“Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một số thiết bị nhằm hoàn thiện mô hình xử lý chất thải rắn đô thị theo công nghệ Seraphin, đảm bảo phù hợp với điều kiện Việt Nam để nhân rộng và áp dụng trong nước”.

1. Điều chỉnh xây dựng lại hệ thống hầm chứa tập kết kín và nạp rác lên dây chuyền bằng cầu trục

2. Điều chỉnh dây chuyền phân loại hiện có thành 2 dây chuyền có công suất 120-150 tấn/ngày

3. Hoàn thiện dây chuyền tái chế chất thải nhựa tới sản phẩm hạt nhựa

4. Hoàn thiện hệ thống ủ compost kiểu đứng đảm bảo công suất nâng cao tự động hóa

5. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống thiết bị sản xuất phân bón sau ủ compost

6. Hoàn thiện hệ thống lò quay đốt chất thải

7. Nghiên cứu dây chuyền sản xuất viên nhiên liệu từ chất thải RDF

Đề tài đã hoàn thành góp phần hoàn thiện mô hình xử lý rác thải đô thị theo công nghệ SERAPHIN. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu tiếp tục để hoàn thiện.

 

2.2.3. Công ty SEEN trong việc thiết kế, thi công xây dựng về công nghệ xử lý nước thải và đặc biệt là trang thiết bị tự động hóa

Công ty CP Kỹ thuật SEEN (SEEN TECNOLOGIES Corp) được thành lập vào những năm giữa thập niên 1990. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay SEEN đã và đang ngày một phát triển và được nhận biết trên thị trường là doanh nghiệp có kinh doanh trong ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam.

Lĩnh vực hoạt động của SEEN bao gồm bốn nhóm chính: Môi trường – Xử lý nước thải, Điện tử – Tự động hoá – Tích hợp hệ thống, Nghiên cứu – Phát triển, Sản xuất thiết bị. Trong lĩnh vực Môi trường và Tự động hoá, SEEN có khả năng cung cấp tới khách hàng giải pháp tổng thể từ thiết kế, thi công cho tới cung cấp vật tư, thiết bị.

 

3.KẾT LUẬN

- Nước ta đã đang hình thành ngành công nghiệp môi trường và có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển các KCN, KCX và doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp phải lấy bảo vệ môi trường là mục tiêu cải thiện sản xuất của mình. Một số doanh nghiệp đã nhận thức trách nhiệm bảo vệ môi trường và tích cực tuân thủ quy chuẩn môi trường cũng như các quy định chung về bảo vệ môi trường doanh nghiệp. Tuy nhiên còn không ít các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng việc bảo vệ môi trường là mục tiêu của mình và chưa tuân thủ cong tác bảo vệ môi trường cũng như các tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường quy định;

- Công nghệ/thiết bị sản xuất nói chung và công nghệ/thiết bị xử lý môi trường nói riêng, cũng như với tư cách là một bộ phận của công nghiệp môi trường, công nghệ/thiết bị xử lý môi trường đã và đang đi theo hướng sản xuất sạch hơn.

 Tài liệu tham khảo

 1. Báo cáo hiện trạng Môi trường Việt nam năm 2003-2007-2009-2010 của Bộ TNMT

2. Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Theo Quyết Định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02-12-2003.

3. Manìred Schreiner- Quản lý môi trường dẫn đến nền kinh tế sinh thái, tái bản lần thứ IV. Bản dịch, Hà Nội 2000.

4. Trần Hiếu Nhuệ-Nghiên cứu khoa học công nghệ nước và môi trường-Thực trạng và thách thức. Tạp chí Cấp Thoát nước số 4 (73)-Tháng 72010.

5. Hội thảo Phát triển sản xuất kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường-Diễn đàn Diễn đàn doanh nghiệp Đông Á về Bảo vệ Môi trường và Phát triển Bền vững. Hà Nội 8-9 tháng 10 năm 2008.

6. Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn- Ngành Hoàn tất sản phẩm kim loại-Trung tâm Sản xuất Sạch hơn, Hơp phần Sản xuất Sạch hơn trong công nghiệp-Hà Nội, tháng 2 năm 2010.

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim