Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 8
Truy cập: 4.451.875

Nghiên cứu khảo sát hiện trạng nước thải bệnh viện, công nghệ và đề xuất cải thiện

Thứ Ba, 18 Tháng Chín 2012 11:48 SA

TS. Ngô Kim Chi - Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam TCMT 08/2012

 
17/9/2012 3:47:54 PM
 
​ Quản lý nước thải và dịch thải lỏng phát sinh tại các bệnh viện (BV) được ưu tiên hàng đầu trong kiếm soát dịch bệnh và an toàn vệ sinh nghề nghiệp. Tuy vậy, thực hành quản lý dịch thải và nước thải bệnh viện tại Việt Nam chưa có các hướng dẫn chi tiết, tập huấn, thực hành để phân tách và xử lý các dòng thải lỏng nguy hại ngay tại nguồn phát sinh.

Bên cạnh đó, thực trạng đầu tư và hoạt động của các hệ xử lý nước thải (XLNT) cần được cải thiện về công nghệ, nguồn kinh phí duy tu vận hành và đào tạo cán bộ vận hành. Bài viết đưa ra kết quả điều tra đặc thù BV, dịch thải lỏng và nước thải BV, tình hình sử dụng và thải nước, xử lý nước thải, dịch thải, hiện trạng các hệ XLNT, công nghệ, xuất đầu tư, vận hành. Đề xuất ban đầu để cải thiện các hướng dẫn kỹ thuật XLNT, lựa chọn công nghệ XLNT theo hướng bền vững và các khía cạnh liên quan đến XLNT BV.

I. Mở đầu
Chất thải lỏng truyền nhiễm từ các phòng xét nghiệm, phẫu thuật, dịch lỏng từ cơ thể người bệnh, đặc biệt là dịch, máu thải phải được khử trùng tại khu xét nghiệm, phòng phẫu thuật, điều trị, buồng bệnh trước khi xả vào hệ thống nước thải chung. Nước thải BV chứa BOD, COD, SS, Tổng N, Tổng P, và tổng coliform, H2S cao, cần được xử lý tại hệ XLNT đáp ứng tiêu chuẩn xả thải. Công nghệ xử lý nước thải BV với đặc thù ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm các chất hữu cơ và dinh dưỡng cần được khử trùng và giám sát trước khi xả thải. Để đạt được hiệu quả khử trùng cao thì các chỉ tiêu như BOD, COD và đặc biệt hàm lượng amoni phải ở mức thấp cho phép. Bên cạnh đó, yêu cầu phân tách riêng từng dòng thải để xử lý chuyên biệt, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT), đảm bảo hệ XLNT BV hoạt động hiệu quả, chi phí xử lý thấp. Vì vậy, cần phải có nghiên cứu đánh giá hiện trạng, đề xuất các biện pháp cải thiện.
II. Giải quyết vấn đề
Có 172/205 BV của 5 TP: Hà Nội (61 BV), Hải Phòng (17 BV), Huế (23BV), Đà Nẵng (20 BV), TP. Hồ Chí Minh (51 BV) tham gia điều tra. Khảo sát quản lý nước thải BV và công nghệ xử lý được thực hiện với sự giúp đỡ của các Sở Y tế địa phương và hợp tác của các BV trong việc điền phiếu điều tra và đánh giá thực hành, xem xét công nghệ XLNT BV trong mối liên quan công nghệ, chi phí duy tu, bảo dưỡng, chất lượng của dòng thải. Thời gian khảo sát từ tháng 5 đến tháng 10/2010.
III. Kết quả và thảo luận
1.  Mô tả về bệnh viện tham gia nghiên cứu
Trong 172 bệnh viện khảo sát có 108 bệnh viện đa khoa cả công và tư lập chiếm 62,8%, 64 bệnh viện chuyên khoa công, tư, ngành chiếm 38,2% (trong đó 85,6% bệnh viện công lập); số giường bệnh (g) trung bình/cơ sở y tế tại TP.Hồ Chí Minh cao nhất, tiếp đến là Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế lần lượt là: 434,3; 341,9; 254,2; 221,2; 157,3 giường/cơ sở. Các BV đều hoạt động quá tải so với giường bệnh (g.) kế hoạch. Tỷ lệ quá tải trung bình là 14,2%, quá tải ở BV đa khoa là 19,8%, khu vực Đà Nẵng và Huế tình trạng quá tải cao đến 49,6% và 28,6%.
2.  Sử dụng nước và tải lượng nước thải qua hệ XLNT
Nước thải BV chứa vi khuẩn lây bệnh, nhưng không phải BV nào cũng xử lý theo QCVN 28-2010 ngày 16/12/2010 Bộ TN&MT hay tiêu chuẩn trước đó. Hải Phòng, có 3/17 số BV có hệ XLNT và 3/17 số BV có hệ xử lý không hoạt động, 11/17 BV không có XLNT. Hà Nội có 36/61 BV không có hệ XLNT, 22 BV có hệ XLNT, 3 hệ XLNT không hoạt động. TP. Hồ Chí Minh, có 5 bệnh viện không có hệ XLNT; 40 hệ XLNT; 6 hệ không hoạt động/XLNT không đạt yêu cầu. Đà Nẵng: 4 BV không có hệ XLNT, 16 hệ đang hoạt động. 14 BV không có hệ XLNT tại Huế. Tất cả 52,3% (90/172) BV có hệ XLNT, còn lại 40,7% không có XLNT, 7,0% BV XLNT không hoạt động, (bảng 1). Nhiều hệ XLNT đang hoạt động quá tải, chủ yếu các hệ XLNT xây lắp bằng ngân sách nhà nước (86,7%).

Trung bình hệ XLNT công suất 0,45m3/g. thực tế/ngày, lượng nước sử dụng là 0,65m3/g. thực tế/ngày, công suất thiết kế hệ XLNT là 0,93 m3/g.kế hoạch/ngày. Con số trung bình này ở TP. Hồ Chí Minh là 0,6; 0,66m3/g. thực tế/ngày, 0,7m3/g. kế hoạch/ngày, các hệ XLNT đều chạy hết công suất. BV Hải Phòng sử dụng ít nước hơn với các số liệu là 0,32; 0,33m3/g.thực tế/ngày, 0,51m3/g.kế hoạch/ngày và Đà Nẵng là 0,46, 0,63m3/g. thực tế/ngày, 0,87m3/g.kế hoạch/ngày, nhiều hơn Huế với 0,44 m3/g.thực tế/ngày, 0,49m3/g./ngày, và 0,72m3/g.kế hoạch/ngày thể hiện ở bảng 2.

3. Công nghệ XLNTBV:
Nước thải BV có các chỉ số đặc trưng BOD: 180-280mg/l, COD: 250-500mg/l, SS: 150 - 300mg/l, H2S: 6-8mg/l, T-N: 50-90mg/l, T-P: 3-12(mg/l), Coliform: 106-109 MNP/100ml. Công nghệ bùn hoạt tính, bể lọc sinh học, tiếp xúc sinh học, màng sinh học (MBR), bể phản ứng theo mẻ (SBR) là công nghệ phổ biến cho XLNT BV tại Việt Nam và phân thành các nhóm: sục khí bùn hoạt tính và xử lý sinh học nhỏ giọt sau đó lọc (Nhóm 1), CN2000 xử lý hữu cơ tải trọng cao (là loại màng sinh học cải tiến - Nhóm 2), sục khí tiếp xúc màng sinh học (MBR), lọc sinh học Bio-for, V69, FBR (nhóm 3), công nghệ AAO, SBR và khử trùng 03, uv (Nhóm 5), xử lý sơ bộ + yếm khí/bể tự hoại (Nhóm 4). Phương pháp khử trùng hiện các BV sử dụng là dùng Hypochlorite calcium (CaOCh), chloruamin B, ozone, tia cực tím. Chưa có BV nào khử trùng công nghệ lọc màng ngăn các vi khuẩn, vi rút và không sử dụng hóa chất.
Loại công nghệ xử lý, nhóm I chiếm ưu thế hơn (56,9%) do chi phí đầu tư thấp, ở TP HCM tỷ lệ này là 60,9%. Loại II xử lý sinh học cao tải (CN2000 mới đầu tư, có nhiều ở Đà Nẵng) và Hà Nội 10,8% (11/102). Tuy nhiên, nước thải BV Việt Đức (Hà Nội), BV E (Hà Nội) không đáp ứng yêu cầu amoni theo QCVN 28-2010, mức 2. Các hệ xử lý nước thải lọc màng sinh học (MBR) loại III chiếm 9,8% hay (10/102), Hải Phòng có 5 BV (5,75%) trang bị loại công nghệ này với tên V69. Bên cạnh đó còn một số tên gọi thiết bị khác là BIOX1, BIO sinh học, FBR. Có 15,7% bệnh viện sử dụng công nghệ loại IV đơn giản, đầu tư thấp, 6,9% BV được đầu tư hệ xử lý công nghệ AAO, công nghệ SBR (loại V) và một số khác với suất đầu tư cao hơn, (bảng 3,4). Nhiều đơn vị cho biết, chi phí XLNT khoảng 2.500 đ/m3/ngày. Công nghệ bùn hoạt tính sinh nhiều bùn hơn (0,012% m3 bùn/công suất năm) so với công nghệ khác như màng sinh học hoặc lọc sinh học cao tải.

Các BV có hệ XLNT nhưng không hoạt động cho biết, nguyên nhân là do hệ XLNT chức năng kém, không sửa chữa khắc phục được; xử lý không đạt tiêu chuẩn, quá công suất xử lý. Có 66/90 BV cho biết, không đủ ngân sách hoạt động, thiếu cán bộ chuyên môn có đủ kiến thức để vận hành và khắc phục sự cố.

Hướng dẫn quản lý chất thải lỏng là mối quan tâm hàng đầu trong XLNT. Việc tách riêng các dòng thải lỏng không được quan tâm chú trọng, không nhận thức được các dòng thải có đặc tính khác nhau và trộn lẫn nước thải vào hệ thống thoát, không tách và xử lý tại nguồn (49,2%). Pha trộn lẫn nhau, chi phí xử lý sẽ tăng và khó đạt tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên, 15,12% BV trả lời đã ký hợp đồng với nhà thầu bên ngoài; 22,67% BV trả lời không thải những dòng thải (thuốc độc hại, bức xạ/đồng vị, hóa chất quang học, hóa chất khác). Một số BV(12,79) biết, phương pháp xử lý chất thải lỏng nhưng không đầy đủ (bảng 5). Một số BV (12,79%) biết cách xử lý dịch thải lỏng.

Chỉ có 20 BV ở TP. Hồ Chí Minh cho biết, họ xử lý dòng thải lỏng riêng theo tính chất dòng thải (axit/kiềm, dung môi, chất lỏng có kim loại nặng, chất quang hóa, chất sát trùng, phóng xạ, khác).
IV. Kết luận
Các quy định nghiêm ngặt về xả chất lỏng, thậm chí vài ml máu trong phòng thí nghiệm, chất lỏng hoặc máu số lượng lớn phải được khử trùng theo quy định. Thực trạng là thải chất thải lỏng nhiễm bệnh hay chất thải lỏng nguy hại ở Việt Nam chưa có các hướng dẫn chuyên biệt theo tính chất nguy hại của từng loại dòng thải. Hệ thống bể tự hoại và hệ XLNT nếu được thiết kế hợp lý và các chức năng đảm bảo thì đủ để bất hoạt và khử hoạt tính các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và tiền xử lý tại chỗ các chất lỏng ô nhiễm và vi khuẩn lây nhiễm trong nước thải BV trước khi xử lý khâu cuối nhằm đảm bảo hệ XLNT đáp ứng yêu cầu xả thải theo quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7382-2004, quy định mới QCVN 28-2010. Nếu hệ XLNT được thiết kế đúng các ngăn chức năng của từng phần hoạt động tốt là: điều hòa, oxy hóa, nitrat hóa và đề nitrat hóa, lắng, lọc trong, sẽ cho hiệu quả xử lý tốt.
Hoạt động XLNT cần bền vững: Một hệ XLNT được vận hành thường xuyên không những đảm bảo xử lý nước thải mà còn đảm bảo cho các chức năng của hệ thống hoạt động tốt. Có 12/90 hệ XLNT trong khu vực nghiên cứu không hoạt động, trên 31,3% trong số đó không thể hoạt động do chức năng kém và khó sửa. Có 41,67% hệ XLNT chưa đạt TCVN 7382-2004 thường là chỉ tiêu amoni (khi chỉ tiêu amoni cao dẫn đến hiệu quả khử trùng kém và tốn nhiều hóa chất), 40,7% số BV được khảo sát không có hệ XLNT. cần tạo dòng ngân sách và nguồn vốn đặc biệt cho XLNT để các BV có thể tổ chức khảo sát lập kế hoạch thiết kế, xây dựng và đệ trình vay các nguồn tín dụng đầu đầu tư XLNT và duy tu vận hành.

Bên cạnh đó, việc tập huấn nhân viên XLNT BV cũng rất quan trọng, duy trì nhật ký hoạt động hệ XLNT, hiểu kết quả phân tích, lưu trữ kết quả phân tích, trình bày báo cáo, lưu các tài liệu cần thiết, cần chuẩn bị các tài liệu, dữ liệu đầy đủ thông tin và luôn sẵn sàng để cung cấp cho công chúng và cán bộ quản lý hoặc cơ quan hữu quan khi cần thiết. Nhưng trong thực tế, truy cập các thông tin về BVMT của các BV không phải là dễ dàng tại hầu hết các BV được khảo sát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Bộ Y tế (2012). Quy chế quản lý chất thải y tế (QĐ47/QĐ-BYT).
2.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010) Quy chuẩn nước thải bệnh viện QCVN 28-2010 ngày 16/12/2010.
3.http://www.cdc.gov/niosh/docs

 

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim