Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 4
Truy cập: 4.451.679

Kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển thị trường công nghệ và công nghiệp môi trường nhằm PTBV

Thứ Hai, 17 Tháng Chín 2012 10:04 SA

 
14/9/2012 3:05:20 PM
​ So với các quốc gia phát triển thuộc EU và Mỹ, Hàn Quốc tiến hành thể chế hóa các hoạt động BVMT và sự hình thành thị trường công nghệ và công nghiệp môi trường diễn ra chậm hơn, bắt đầu vào cuối thập niên 1970 với việc ban hành chính thức Luật BVMT vào năm 1977.

Cơ quan quản lý Nhà nước về Môi trường được thành lập vào tháng 1/1980 (phát triển thành Bộ Môi trường vào tháng 1/1990). Bên cạnh các nỗ lực củng cố hệ thống thể chế pháp lý về BVMT, hàng loạt dự án cải thiện chất lượng môi trường, tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ kiểm soát ô nhiễm được Chính phủ Hàn Quốc đầu tư và triển khai. Đây là đòn bẩy giúp hình thành và phát triển thị trường công nghệ và công nghiệp môi trường ở Hàn Quốc.

Năm 1992, Bộ Môi trường Hàn Quốc (KMoE) triển khai Chương trình hợp tác công - tư trong lĩnh vục nghiên cứu và triển khai (R&D) về công nghệ môi trường (CNMT). Trong giai đoạn 1992 - 1998, Bộ Môi trường đã đầu tư 300 triệu USD, nhằm tài trợ cho 450 dự án R&D, trong đó có hơn 140 dự án thục hiện mục tiêu thương mại hóa CNMT đã được thử nghiệm thành công.
Từ năm 1990 đến năm 1999, ngành công nghiệp môi trường Hàn Quốc đã hình thành 17 nhóm ngành với sự tham gia của 12.400 công ty. Trong giai đoạn 1990 - 1997, ước tính thị trường CNMT Hàn Quốc tăng trưởng 15 - 17%/năm, đạt khoảng 7,7 tỷ USD (năm 1997). Vào thòi kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á cuối thập niên 1990, thị chỉ đạt 6,6 tỷ USD (năm 1998). Năm 1999 với sự phục hồi chung của nền kinh tế, thị trường CNMT của Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng 7,7 tỷ USD (năm 2000); 29 USD (năm 2006) và 49 tỷ USD (năm 2011).
Năm 1999, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục giải quyết dứt điểm tình trạng suy thoái môi trường do ảnh hưởng của giai đoạn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Kế hoạch tổng thể về cải thiện môi trường (giai đoạn 1998 - 2002), Chính phủ cam kết đầu tư cho 141 dự án cơ sở hạ tầng về môi trường với tổng kinh phí 33,2 tỷ USD, trong đó 8,9 tỷ USD chi cho Chương trình phục hồi môi trường không khí; 13,9 tỷ USD chi cho chương trình bảo vệ chất lượng nguồn nước; 6 tỷ USD chi cho chương trình cấp nước; 3,5 tỷ USD chi cho quản lý chất thải rắn. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc đẩy mạnh cải cách Chính sách phí và thuế về BVMT. Đây là động lực chính tạo đà tăng trưởng của thị trường CNMT nội địa và các doanh nghiệp CNMT của Hàn Quốc.

Với mục tiêu đưa Hàn Quốc vào danh sách 5 quốc gia hàng đầu trên thế giới về CNMT vào năm 2010, năm 2000, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Luật Phát triển và Hỗ trợ CNMT và khởi động Dự án Phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn môi trường giai đoạn 2001 - 2010 với tổng kinh phí 1 tỷ USD. Các chính sách hỗ trợ đã giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc phát triển năng lực công nghệ và mở rộng hoạt động trên thị trường quốc tế. Từ năm 2006 đến nay, giá trị xuất khẩu CNMT sang các thị trường quốc tế, ước tăng khoảng 28,8% mỗi năm và đạt 3 tỷ USD vào năm 2011. Hiện nay, phần lớn hoạt động xuất khẩu CNMT của các doanh nghiệp Hàn Quốc triển khai ở các nước Trung Đông (chiếm 43,4%), các quốc gia phát triển (18,2%), Trung Quốc (13,6%) và Mỹ (7,9%). Về ngành nghề, công nghệ xuất khẩu chiếm ưu thế trong ngành nước với 67,7% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp sau đó là ngành xử lý khí (22,1%), chất thải rắn (5,8%) và các lĩnh vực khác (4,4%).
Trong giai đoạn sắp tới, Chính phủ Hàn Quốc sẽ tiếp tục triển khai các chính sách nhằm thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu CNMT và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia đang phát triển. Các nước Đông Nam Á hiện đang là thị trường được nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đầu tư và chuyển giao công nghệ. Với thế mạnh về hiệu quả xử lý và giá công nghệ có tính cạnh tranh cao, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang dần khẳng định thế mạnh trên thị trường CNMT toàn cầu.
Jung Gung Young, Giám đốc VKECC; Trưởng đại diện KEITI tại Việt Nam; Bộ môi trường Hàn Quốc
TCMT 07/2012

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim