Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 18
Truy cập: 4.451.790

Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn

Thứ Hai, 17 Tháng Chín 2012 10:09 SA

 
14/9/2012 3:03:07 PM
​ Từ những ước mơ rất giản dị: Nhà nhà không có rác, bữa ăn an tâm vì có rau an toàn, Hội Nông dân Hà Tĩnh đã khuyến khích các ý tưởng sáng tạo để trồng rau an toàn và xây dựng quầy hàng nông sản an toàn, sản xuất lúa SRI (phương pháp canh tác lúa sinh thái và hiệu quả, tăng năng suất, thân thiện với môi trường), xây lu nước sạch, nuôi lợn theo quy trình khép kín bằng chuồng trại hợp vệ sinh và bể biogas, làm hố xí hợp vệ sinh, cuộc vận động "sạch nhà, sạch làng, tốt ruộng" với 8 tiêu chí chi hội Xanh - Sạch - Đẹp...

Đến nay, Hà Tĩnh có 41 Chi hội đạt 8 tiêu chí Xanh - Sạch - Đẹp, 14 tổ hợp tác xã môi trường được xây dựng, 160 ha lúa SRI, 5 ha rau an toàn, 125 hộ xử lý phân thải bằng hầm biogas, 343 lu nước sạch, trên 12.000 hộ xây hố xí hợp vệ sinh. Từ đó, thu hút hàng nghìn hội viên nông dân tham gia vệ sinh môi trường ở gia đình, ngõ xóm.

Bên cạnh đó, Hội tích cực triển khai mô hình phân loại và xử lý rác thải tại xã Thiên Lộc (Can Lộc), một trong những xã điểm nông thôn mới của Hà Tĩnh. Với sự vào cuộc của Hội Nông dân Hà Tĩnh, cấp ủy và chính quyền từ huyện đến xã, Thiên Lộc đã hoàn thành việc khảo sát thực trạng vệ sinh môi trường ở 19 khu dân cư và họp đánh giá nhu cầu, lựa chọn hộ tham gia mô hình; Quy hoạch địa điểm tập kết và xử lý rác thải; Xây dựng 1 lò xử lý rác thải chất hữu cơ và 1 nhà phân loại rác, thành lập hợp tác xã môi trường. Lò xử lý rác thải chứa được 29 m3 và được vận hành bằng phương pháp dùng chế phẩm sinh học EM ủ rác theo quy trình liên tục sau khoảng 30 ngày cho ra sản phẩm phân xanh. Thời gian này, Hội Nông dân tỉnh đang triển khai hoạt động tuyên truyền thay đổi hành vi trong phân loại, xử lý rác thải tại các hộ gia đình. Đã có 80 cuộc tập huấn về thay đổi hành vi trong xử lý rác thải do Hội tổ chức cho 80 nhóm nông dân tự quản về môi trường.
Ngoài ra, Hội phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh, xây dựng quy chế, hương ước BVMT; Tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động phân loại, xử lý rác thải tại các hộ gia đình. Từ mô hình Thiên Lộc, Hội rút kinh nghiệm, tiếp tục vận động các nguồn kinh phí từ các chuông trình, dự án để nhân rộng ở các xã điểm xây dựng nông thôn mới.
Mặt khác, Hội Nông dân các cấp đã đẩy mạnh chương trình hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh bằng những hoạt động thiết thực như: Hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ rau, màu, củ quả an toàn; Hỗ trợ nông dân trồng rừng bền vững; vận động và kết nối với các doanh nghiệp giúp nông dân xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy trình khép kín; Phối hợp với các ngân hàng đẩy mạnh đầu tư tín dụng cho các mô hình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, gần đây, chương trình liên kết "4 nhà" xây dựng các mô hình chăn nuôi khép kín gắn với BVMT đã đạt được những kết quả bước đầu. Điển hình tại huyện Hương Khê, sau hơn 1 năm triển khai mô hình đã có sự thay đổi rõ rệt. Diện tích chuồng trại từ 5.000 m2 tăng lên 7.000 m2 và được tu sửa đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Qua đó, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi truyền thống, gây ô nhiễm môi trường sang hình thức chăn nuôi "xanh", đồng thời tạo nguồn khí sinh học cho người dân nông thôn, góp phần giảm thiểu tình trạng chặt phá rừng để làm chất đốt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra... Thực hiện chương trình này, các cấp Hội Nông dân đã kết nối với Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh trong việc cung ứng thức ăn, con giống, xây dựng bể biogas và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Mô hình này tiếp tục được Hội Nông dân nhân rộng ở các huyện: Thạch Hà, Kỳ Anh, Hương Khê, cẩm Xuyên, Can Lộc...
Để khích lệ tinh thần các hội viên, Hội đã tổ chức các cuộc thi đua khen thưởng. Khung điểm thi đua được đặt ra từ đầu năm. Hiện nay, 12/12 huyện thị, thành phố đều có mô hình tiêu biểu.
Như vậy, để cải thiện mức độ ô nhiễm môi trường nông thôn trước hết cần bắt đầu từ những sinh hoạt hàng ngày, biện pháp quan trọng nhất là vận động cộng đồng để thay đổi tập quán, thói quen gây ô nhiễm môi trường của người dân nông thôn. Giải pháp này không chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay mà còn có tính chiến lược, lâu dài.
VŨ NHUNG
TCMT 07/2012

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim