Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 3
Truy cập: 4.353.468

Thực trạng và nguyên nhân ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam, 2011

Thứ Hai, 02 Tháng Bảy 2012 12:15 CH

Thực trạng ô nhiễm Môi trường làng nghề Việt Nam

Đến cuối năm 2010, Việt Nam có khoảng 2.100 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống, tạo việc làm cho hơn bốn triệu lao động với thu nhập cao hơn nhiều so với làm nông nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề đã mang lại lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội, tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, mang tính tự phát, khiến cho vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành một trong những vấn đề nóng tại các làng nghề hiện nay.

Theo báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và làng nghề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011 cho thấy chất thải từ các làng nghề đa phần không nhiều nhưng việc thải bỏ không đúng cách và tùy tiện (thường không được xử lý) dẫn đến mất mỹ quan, văn hóa và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Các làng nghề chủ yếu tập trung tại vùng nông thôn, tập trung đến 80% dân số cả nước. Nhận thức của người dân nơi đây còn hạn chế nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường; sản xuất xen lẫn sinh hoạt, công nghệ sản xuất hầu hết thủ công lạc hậu. Kết quả khảo sát 52 làng nghề, theo đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề năm 2006 của Cục bảo vệ môi trường cho thấy, 46% làng nghề bị ô nhiễm nặng, 27% bị ô nhiễm vừa, 27% ô nhiễm nhẹ. Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều không đạt chuẩn.
Ô nhiễm tại các làng nghề ảnh hưởng rất lớn tới những người trực tiếp tham gia sản xuất và những người sống tại làng nghề đó. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao: 95% người lao động có nguy cơ tiếp xúc với khói bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hóa chất.
Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường làng nghề ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế-xã hội như làm tăng chi phí khám chữa bệnh, giảm năng suất lao động, mất ngày công lao động do nghỉ ốm đau… ảnh hưởng tới năng suất sản xuất nông nghiệp, giảm sức thu hút du lịch, giảm lượng khách du lịch dẫn đến thiệt hại về kinh tế…
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường làng nghề và định hướng giải pháp
Một điều dễ dàng nhận thấy trong công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề chính là sự chồng chéo, không rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của việc bảo vệ môi trường làng nghề giữa các Bộ, ngành, địa phương. Điều này, dẫn đến một thực tế khác là công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng có liên quan ở cả Trung ương và địa phương còn rất hạn chế. Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước, xây dựng cơ chế chính sách, chỉ đạo và hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương thực hiện. Bộ NN và PTNT, Bộ Công Thương quản lý các cụm, điểm công nghiệp ở cấp huyện và các doanh nghiệp công nghiệp…
Mặc dù, Nhà nước cũng đã có chủ trương triển khai mạnh mẽ công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường làng nghề, tuyên truyền, huy động sự tham gia tích cực của chính bản thân người dân, người sản xuất. Nhiều hương ước ra đời, nhiều tổ chức tự nguyện hoạt động bảo vệ môi trường với sự đóng góp tài chính của từng hộ sản xuất đã hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, việc tổ chức vận động và kêu gọi bảo vệ môi trường chỉ nhận được sự ủng hộ của từng nhóm nhỏ, hộ gia đình nhỏ lẻ nên các vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra nghiêm trọng.
Trong khi đó, ở cấp địa phương, vai trò của các cấp chính quyền sở tại trong quản lý môi trường làng nghề còn mờ nhạt; việc đầu tư nhân lực, tài chính chưa mang tính chiều sâu, lâu dài. Điều này, dẫn đến việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải làng nghề chưa được chú trọng, nhiều địa phương chưa xây dựng, triển khai kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề; cán bộ bảo vệ môi trường tại cấp xã phường, thị trấn chủ yếu là do cán bộ địa chính kiêm nhiệm.
Từ những thực tế nêu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành và địa phương để thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường làng nghề. Trước mắt bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nhằm cụ thể hoá các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp đối với các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại khu vực làng nghề.

 

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim