Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 1
Truy cập: 4.355.229

Phát triển bền vững về môi trường trong Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Thứ Tư, 12 Tháng Chín 2012 8:28 SA

Nguyễn Danh Sơn - Viện Khoa học xã hội Việt Nam TCMT 06/2012

 
11/9/2012 4:13:48 PM
Thưc hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế về phát triển bền vững (PTBV), Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 153/2004/TTg ngày 17/8/2004 phê duyệt và ban hành "Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)". ​

​ Đây là Chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm PTBV đất nước trong thế kỷ XXI. Nhằm cụ thể hóa và điều chỉnh các nội dung của Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam cho phù hợp với bối cảnh phát triển của đất nước trong giai đoạn 10 năm 2011 - 2020, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, trong đó xác định các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu giám sát, đánh giá, các định hướng ưu tiên PTBV và các nhóm giải pháp thực hiện PTBV.

Bài viết này đề cập tới nội dung bền vững về môi trường trong Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (sau đây gọi là Chiến lược).
1. Diễn biến môi trường nước ta thời gian qua
Tăng trưởng và phát triển kinh tế trong thời gian qua đã đem lại thành quả to lớn, làm tăng quy mô và tiềm lực nền kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Bên cạnh đó, cũng tồn tại những yếu kém trong phát triển theo hướng bền vững, trong đó đáng chú ý là các yếu kém liên quan tới mối quan hệ tăng trưởng, phát triển kinh tế và bảo vệ TN&MT.
Trong đánh giá gần đây nhất về lĩnh vục TN&MT, để chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khái quát các tồn tại, thách thức trước mắt về TN&MT và PTBV ở Việt Nam như sau:
Những thành tựu về tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước đang phải trả giá về tác động môi trường, đặc biệt liên quan đến cuộc sống của 70% dân số hiện đang dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên là chính;
Xu thế đô thị hóa nhanh, sự gia tăng dân số và mở rộng lĩnh vực nông nghiệp, nhất là sản xuất gạo và nhu cầu chuyển các khu bảo tồn sang thành các cơ sở hạ tầng cho phát triển đã dẫn đến sự xuống cấp một số hệ sinh thái quan trọng và suy giảm đa dạng sinh học (ĐDSH);
Ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp làm gia tăng số người mắc bệnh và ô nhiễm tài nguyên nước do việc xả thải chất thải công nghiệp đã làm cho nhiều nguồn nước không sử dụng được;
Tăng trưởng kinh tế nhanh cũng dẫn đến việc tăng nhu cầu năng lượng. Việt Nam sẽ còn phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên như than, khí ga và thủy điện quy mô lớn để đáp ứng được nhu cầu về năng lượng điện. Điều này tiếp tục tạo sức ép lên nguồn tài nguyên đang cạn kiệt của đất nước.
Tháng 9/2011, Bộ TN&MT đã công bố Báo cáo Môi trường quốc gia 2010 - Tổng quan môi trường Việt Nam, trong đó đã khái quát bức tranh môi trường Việt Nam trong 5 năm qua (2006 - 2010) như sau: Ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng; ĐDSH suy giảm nghiêm trọng; an ninh môi trường bị đe dọa; quản lý môi trường còn nhiều bất cập; vai trò của cộng đồng chưa được huy động đầy đủ.
Diễn biến môi trường thời gian qua và xu hướng diễn biến trong giai đoạn phát triển tới cho thấy, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực của các cơ quan quản lý môi trường, của các tổ chúc chính trị, xã hội, nghề nghiệp cũng như của các cộng đồng (doanh nghiệp, dân cư) nhưng bức tranh về môi trường nhiều khả năng vẫn không được cải thiện mà thậm chí ở nhiều nơi còn xấu đi, đe dọa không chỉ sự bền vững về môi trường mà cả sự bền vững về kinh tế - xã hội (KT-XH) nếu không có nhũng giải pháp thích họp.
Ngoài ra, bối cảnh quốc tế (suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính...) và biến đổi khí hậu (BĐKH) tiếp tục tác động và ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đất nước theo hướng bên vững.
2. Quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV về môi trường giai đoạn 2011 - 2020
Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành thực hiện, trong đó xác định các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV với yêu cầu các cấp quản lý (quốc gia, Bộ ngành, địa phương) lồng ghép vào trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện Chiến lược, Quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH.
Về quan điểm, Chiến lược xác định 5 quan điểm thể hiện cách thức tiếp cận đảm bảo bền vững về môi trường. Cụ thể là:
Con người là trung tâm của PTBV. Đồng thời là đối tượng, mục tiêu mà mọi khía cạnh của PTBV cần phải được hướng tới, trong đó phải đảm bảo và duy trì môi trường sống lành mạnh, an toàn cho con người của thế hệ hiện tại cũng như con người của thế hệ tương lai;
PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước. BVMT là một yêu cầu tất yếu của phát triển mà các khía cạnh phát triển khác (kinh tế, văn hóa, xã hội...) cần được kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa;
PTBV là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và các cấp quản lý. BVMT không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp mà phải trở thành nhận thức, ý thức trách nhiệm và hành động của cả hệ thống chính trị và của từng người dân;

Cơ hội bình đẳng cho mọi người trong tiếp cận, tham gia, đóng góp và hưởng lợi trong quá trình phát triển. Đây là điều kiện tất yếu cần phải tạo ra để thực hiện quan điểm BVMT là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị và của từng người dân;
Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho PTBV đất nước. Khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong phát triển KT-XH gắn với yêu cầu BVMT.
Về mục tiêu, Chiến lược xác định mục tiêu tổng quát là "Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ TN&MT, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia" vói mục tiêu cụ thể về môi trường là "Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường. Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. Phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH. Hạn chế tác hại của thiên tai; chủ động thích ứng có hiệu quả với BĐKH, nhất là nước biển dâng".
Về chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV, Chiến lược xác định 30 chỉ tiêu, chia ra 4 loại, trong đó: Chỉ tiêu tổng họp (3 chỉ tiêu); chỉ tiêu về kinh tế (10 chỉ tiêu); chỉ tiêu về xã hội (10 chỉ tiêu); và chỉ tiêu TN&MT (xem bảng). Các chỉ tiêu này được yêu cầu lồng ghép vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện Chiến lược, Quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của quốc gia, Bộ, ngành, địa phương cũng như trong hoạt động của các tổ chức không phải của nhà nước (NGOs). Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV cấp địa phương để thực hiện thống nhất trong cả nước. Các Bộ, ngành khác được yêu cầu xây dựng các chỉ tiêu PTBV của ngành mình. Tuy vậy, cũng có vấn đề đặt ra là có cần, một bộ chỉ tiêu PTBV cho cấp vùng để theo dõi, giám sát, đánh giá. Bởi lẽ vùng ở nước ta hiện nay là một lĩnh vực của quy hoạch phát triển và theo quy định hiện hành thì vùng KT - XH là "Loại vùng phục vụ việc hoạch định Chiến lược và Quy hoạch phát triển KT - XH theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển KT- XH trên mỗi vùng của đất nước" (Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 7/9/2006, Điều 3).
Trong quá trình tham vấn về các chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV, đối với loại chỉ tiêu về TN&MT có nhiều ý kiến đóng góp, trong đó đáng chú ý và nổi bật 3 loại ý kiến: số lượng loại chỉ tiêu về TN&MT trong tương quan với loại chỉ tiêu về KT-XH; tính đại diện của các chỉ tiêu về TN&MT được lựa chọn; chỉ tiêu tổng hợp chỉ số bền vững môi trường.
Về số lượng, loại chỉ tiêu về TN&MT ít hơn (7 chỉ tiêu) so với 2 loại chỉ tiêu về KT-XH (mỗi loại là 10 chỉ tiêu). Điều này không có nghĩa là TN&MT ít quan trọng hơn mà chủ yếu là loại chỉ tiêu TN&MT cho đến nay còn chưa được định lượng cụ thể cho mục tiêu giám sát và đánh giá. Theo danh mục các chỉ tiêu PTBV đã được phê duyệt ở Chiến lược cho thấy, nhiều chỉ tiêu về TN&MT (xem bảng) đã được nêu mà chưa được định lượng cụ thể cho cả 3 mốc thời gian (2010, 2015, 2020), như chỉ số bền vững môi trường, tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép; hoặc mới được định lượng cụ thể cho 1 mốc thời gian đã qua (năm 2010), như tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì ĐDSH, diện tích đất bị thoái hóa. Các nhà khoa học và quản lý sẽ phải định lượng hóa các chỉ tiêu về TN&MT giai đoạn 10 năm tới (2011 - 2020) mà còn chuẩn bị bổ sung thêm vào giai đoạn 10 năm tiếp theo (2021 -2030).
Về tính đại diện của các chỉ tiêu về TN&MT được lựa chọn, cho thấy 7 chỉ tiêu chưa đại diện đầy đủ về lĩnh vực phát triển trên, chủ yếu đại diện cho lĩnh vực TN&MT đất, nước, rừng (chỉ tiêu 1,2,3,4), môi trường không khí (chỉ tiêu 5) và quản lý chất thải (chỉ tiêu 6,7) (xem bảng). Chưa có chỉ tiêu đại diện về tài nguyên khoáng sản, môi trường nông thôn, môi trường nước ở khu vực quan trọng (lưu vực sông chẳng hạn).
Về chỉ tiêu tổng hợp "Chỉ số bền vững môi trường", cũng có ý kiến tỏ ra băn khoăn về sự lựa chọn chỉ tiêu này vì tính khoa học và tính phổ biến sử dụng trên thế giới; và cuối cùng chỉ tiêu này được lựa chọn với sự lưu ý cả về ưu điểm (tổng hợp, ngắn gọn, đặc trưng PTBV; đã được xác định trong Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 2/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia với mã số thống kê là 2123) và cả về điểm yếu (năm 2015 mới tính toán được để công bố theo lộ trình thực hiện).
3. Các ưu tiên và giải pháp thực hiện PTBV về môi trường
Chiến lược đã xác định 9 định hướng ưu tiên PTBV về TN&MT, gồm: Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; BVMT nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; BVMT biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng; giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp; quản lý có hiệu quả CTR và chất thải nguy hại; bảo tồn và phát triển ĐDSH; giảm thiểu tác động và ứng phó vói BĐKH, phòng chống thiên tai.
Các định hướng này thực chất là sự cụ thể hóa cho giai đoạn 10 năm tới các nội dung định hướng ưu tiên PTBV về TN&MT đã được xác định trong "Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)" có tính đến những điều chỉnh Chiến lược phát triển đất nước trong bối cảnh phát triển mới ở trong nước và quốc tế, đặc biệt là tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng nhiều hơn vào chất lượng tăng trưởng, phát triển, coi PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong mọi hoạt động phát triển. Ví dụ như trong định hướng về khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản đã xác định "Hạn chế, kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu tài nguyên thô và đến năm 2020, chấm dứt xuất khẩu khoáng sản chưa qua chế biến sâu"; trong bảo vệ và phát triển rừng chú ý tới lợi ích của người bảo vệ và người sử dụng tài nguyên rừng và ĐDSH.
Ngày nay, trong bối cảnh cộng đồng thế giới và Việt Nam đang hướng tới xây dựng nền Kinh tế xanh, coi phát triển nền Kinh tế xanh là cách thúc để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, đây cũng là chủ đề chính sẽ được các quốc gia trên thế giới thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio+20 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc sẽ được tổ chức tại Braxin vào tháng 6/2012. Việt Nam cũng đang xây dựng Chiến lược Tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn tới năm 2030, trong đó đề xuất hình thành "Quỹ Tăng trưởng xanh". Theo Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), phát triển nền Kinh tế xanh là nhân tố căn bản đảm bảo tiến trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Quỹ Hỗ trợ PTBV khi được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012) phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 sẽ hỗ trợ cho các hoạt động tăng trưởng xanh.
Hiện nay, nhận thức về PTBV đã trở nên ngày càng rõ ràng hơn, trong đó nhận thức về ý nghĩa, vai trò của TN&MT đã có những thay đổi căn bản. Môi trường trước đây được coi là nơi chứa đựng và hấp thụ chất thải tạo ra bởi các hoạt động KT-XH một cách thụ động thì nay được xác định là nhân tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, đem lại sự ổn định lâu dài cho con người và xã hội. Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 là sự cụ thể hóa Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, trong đó nội dung bền vững về môi trường được cụ thể hóa về mục tiêu, chỉ tiêu giám sát, đánh giá, các ưu tiên và giải pháp thực hiện. Việc tổ chức thực hiện có kết quả các nội dung bền vững về TN&MT đã xác định trong Chiến lược sẽ quyết định mức độ PTBV của đất nước trong từng giai đoạn phát triển và các thế hệ mai sau cũng như đóng góp chung vào sự phát triển, thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.

 

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim