Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 23
Truy cập: 4.452.213

Một số ý tưởng về thu, giữ cacbon nhằm ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ Ba, 31 Tháng Bảy 2012 2:08 CH

Dịch và Tổng hợp Phương Thảo - CIE

1. Than sinh học

Bẫy carbon với "than xanh".

Các loại chất thải từ sản xuất nông, lâm nghiệp như gỗ, vỏ đậu sau khi phân hủy sẽ giải phóng cabon vào khí quyển. Tuy nhiên, với ý tưởng đốt cháy các chất thải này trong lò nhiệt phân (kỹ thuật đốt cháy không có không khí) để tạo ra than sinh học còn được gọi là than xanh thì hiện tượng này có thể sẽ không xảy ra trong tương lai. Kỹ sư Brian Biben của trường Đại học Georgia, Mỹ - một nhà nghiên cứu phương thức tái chế cac bon và  là tác giả của cỗ máy chế biến than sinh học. Biben đưa các chất thải sinh học vào trong một thùng kim loại bát giác, tại đó chất thải sinh học bị nấu chảy ở nhiệt độ cao, đôi khi lên đến hơn 10000F. Chất hữu cơ sẽ bị nấu chảy bởi quá trình nhiệt phân. Chỉ trong vài giờ, bã hữu cơ biến thành các viên giống như than củi từ đó người nông dân có thể sử dụng như phân bón. Khí thoát ra trong quá trình nhiệt phân có thể sử dụng làm nhiên liệu. Các nhà khoa học đã ví than sinh học là “vàng đen” của ngành công nghiệp. Hàm lượng cacbon cao cùng với độ xốp tự nhiên của than sinh học giúp đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng, đồng thời bảo vệ các loại vi khuẩn sống trong đất. Kết quả là sản lượng mùa màng tăng lên. Hơn nữa, than sinh học còn đóng vai trò là bể chứa cacbon tự nhiên có khả năng lưu chứa CO2 trong đất.

Quá trình sản xuất than sinh học có thể tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị khác. Một số khí thoát ra trong quá trình sản xuất than sinh học có thể sử dụng để sản xuất điện năng, số khác lại có thể dụng để sản xuất dầu hỏa hay dược phẩm.

Than sinh học lưu giữ và cô lập cacbon lâu hơn các hình thức khác. Ví dụ như thực vật chỉ cô lập cacbon trong khoảng 15-20 năm, trong khi đó than sinh học cô lập cacbon tối thiểu là 100 năm.

2. Màu mỡ hóa đại dương - Đưa bụi sắt vào trong đại dương để tăng lưu giữ cacbon

          Đại dương là bể chứa lớn nhất trên toàn cầu, mỗi năm có khoảng 2 tỷ tấn cacbon thâm nhập vào trong đại dương. Việc đưa bụi sắt vào trong đại dương sẽ làm đẩy nhanh sự phát triển thực vật phù du. Các nhà khoa học Mỹ đã nhận thấy điều này khi xem xét kết quả thu được từ thí nghiệm thực hiện vào giữa thập niên 90: trồng tảo dưới đáy biển. Tảo mọc dày đã tạo ra sắt sunfat trên một diện tích xấp xỉ 260 km2. Nước biển qua xử lý bằng sắt sunfat nhanh chóng tạo ra những thực vật rất nhỏ gọi là thực vật phù du. Chúng có khả năng hấp thụ cacbonic trong bầu khí quyển (một loại khí nhà kính gây hiện tượng nóng lên toàn cầu).Thực vật phù du hấp thụ CO2 từ khí quyển khi thực hiện quá trình quang hợp, giữ lại cacbon trong tế bào. Khi thực vật phù du chết, lượng cacbon hấp thu lưu giữ được sẽ lắng sâu dần xuống đáy đại dương.

3. Nhiên liệu sinh học

          Có nguồn gốc từ các nguyên liệu chứa lignocellulosic, đây là các phần sinh khối thực vật gồm có thân gỗ và rơm đến bã nông nghiệp, xơ bắp và vỏ trấu, tất cả đều chứa một lượng lớn chất xơ và một số chất gỗ. Butanol được coi là nhiên liệu sinh học tốt hơn ethanol vì nó ít bị hao mòn và có giá trị calo cao hơn nên nó cung cấp giá trị năng lượng cao hơn. Giống như ethanol, butanol là chất để thêm vào dầu hỏa.

          Trong trường hợp này, ý tưởng rất đơn giản đó là đốt cháy nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ thực vật như là các chất thải hữu cơ của cây ngô, củ cải đường và bã thải của các sản phẩm nông nghiệp; lượng CO2 giải phóng sẽ được bù đắp lại bởi lượng hấp thụ vào của thực vật trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nhiên liệu sinh học hay “vàng xanh” có thực sự là ý tưởng tốt hay không vẫn đang còn là vấn đề gây tranh cãi. Khi tiến gần đến thực tế người ta đã nhận ra rằng sự tăng sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ dẫn đến hàng loạt các tác động như khai phá các vùng đất mới, tăng trồng trọt theo phương thức độc canh, tranh chấp về quyền sử dụng đất…Cuộc cạnh tranh nguy hiểm giữa lương thực và nhiên liệu, sự cạnh tranh này sẽ dẫn đến thiếu lương thực, kéo giá lương thực lên và thậm chí làm cho nhiều nông dân hơn chọn trồng cây nhiên liệu thay vì cây lương thực để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng (do sự tăng trưởng dân số làm trầm trọng thêm).

Tuy nhiên, những người ủng hộ nhiên liệu sinh học nói rằng việc đưa ra ý tưởng về nhiên liệu sinh học không sai, mà đó chỉ là do sự lựa chọn sinh khối. Và trong thời gian này, lựa chọn đưa ra là sử dụng toàn bộ các chất thải hữu cơ còn lại như thân cây ngô…để sản xuất nhiên liệu sinh học cung cấp năng lượng cho cuộc sống của chúng ta.

      

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. http://www.guardian.co.uk/environment/2009/jan/11/green-living-ethical-fashion-business
  2. .http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/giai-phap-cho-trai-dat-tu-than-sinh-hoc.427956.html
  3. http://www.khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc/sinh-hoc/19035_Ky-thuat-moi-che-tao-butanol-loai-nhien-lieu-sinh-hoc-tot-hon-ethanol.aspx
  4. http://www.tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/338/16126/Chitiet.html

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim