Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 4
Truy cập: 4.355.413

Ngành công nghiệp khai khoáng cần đẩy mạnh sáng kiến Minh bạch

Thứ Bảy, 28 Tháng Bảy 2012 11:33 CH

Ngày 24-7, Viện Tư vấn phát triển (Code) phối hợp Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức hội thảo "Giới thiệu sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng”(EITI) với mục tiêu tìm ra giải pháp hữu hiệu để quản lý, khai thác bảo vệ tốt nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá của đất nước. Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Võ Tuấn Nhân cho rằng: Ngành khai khoáng của nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt công tác khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều hạn chế… Vì vậy, việc áp dụng sáng kiến minh bạch trong khai thác khoáng sản cần đẩy mạnh, áp dụng trong thời gian tới.

Giai đoạn tới, khai thác khoáng sản sẽ khó khăn

Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú, với hơn 60 loại khoáng sản tại hơn 5.000 mỏ, điểm quặng. Trong đó, một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở quy mô thế giới, như bauxit, titan, đất hiếm và đá vôi… Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam đã được hình thành khá lâu, đặc biệt là khai thác than, được thực hiện trên 100 năm nay. Ngành dầu khí và khai thác khoáng sản thời gian qua đã phát triển nhanh, có đóng góp quan trọng đối với nguồn thu ngân sách và sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.  Mặc dù Việt Nam có một số loại khoáng sản có trữ lượng cao, tầm cỡ thế giới, nhưng chưa thể đưa vào khai thác quy mô lớn do trên thế giới cũng có rất nhiều loại khoáng sản này và nhu cầu hiện tại không cao. Những loại khoáng sản quý hiếm mà thế giới cần thì Việt Nam lại có ít (như vàng, bạc, chì, kẽm…), hoặc không có (như kim cương). Trữ lượng dầu khí và than đang ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, trong giai đoạn tới ngành công nghiệp khai thác khoáng sản được dự báo là sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương, gây thất thoát khoáng sản và nguồn thu ngân sách. Khai thác khoáng sản theo kiểu “dễ làm-khó bỏ”, chưa sử dụng tổng hợp các loại khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây tổn thất lớn.

Đẩy mạnh áp dụng sáng kiến EITI

Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và yếu kém trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường đó là sự minh bạch”. Trong khi đó, EITI là một sáng kiến khắc phục hiệu quả nguyên nhân này.

Sáng kiến Minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) là sáng kiến về liên minh tự nguyện giữa các chính phủ, các công ty, các tổ chức xã hội và các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong ngành khai thác khoáng sản. Đây là một tiêu chuẩn toàn cầu về minh bạch nguồn thu từ lĩnh vực khoáng sản bao gồm hai cơ chế chủ yếu: (1) yêu cầu các công ty khai khoáng công khai các khoản chi cho chính phủ và ngược lại yêu cầu chính phủ công khai nguồn thu mà chính phủ nhận được từ các công ty khai khoáng; (2) EITI yêu cầu việc thành lập một cơ quan độc lập để đối chiếu các số liệu thu được, cơ quan này được quản lý và giám sát bởi một ủy ban hỗn hợp.

Tính đến tháng 3-2011, đã có 35 quốc gia trên thế giới tham gia thực hiện EITI. Sáng kiến này cũng nhận được sự ủng hộ rộng rãi của hơn 50 công ty dầu khí và khoáng sản hàng đầu thế giới, hàng trăm tổ chức xã hội dân sự, các hiệp hội khai mỏ và các tổ chức quốc tế…

Lợi ích khi Việt Nam tham gia EITI đó là: Tăng nguồn thu cho ngân sách, giảm thiểu thất thoát tài chính từ hoạt động khai thác dầu khí, khoáng sản; tạo dựng lòng tin của dân chúng đối với quản lý và điều hành của Chính phủ-giảm thiểu xung đột giữa các bên liên quan; tạo dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư, từ đó thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khai thác khoáng sản; tăng chỉ số tín nhiệm quốc gia về minh bạch; phòng và chống tham nhũng hiệu quả hơn.

Ngoài việc đẩy mạng áp dụng EITI việc củng cố thể chế chính sách nói chung và minh bạch hóa các thông tin về nguồn thu-chi và các hoạt động khác của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản cũng rất cần thiết. Việt Nam cũng nên nghiên cứu và cân nhắc tham gia vào các hoạt động chung toàn cầu, trong đó có việc tham gia thực thi Sáng kiến Minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI).

Linh Chi

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim