Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 3
Truy cập: 4.355.311

21 Nghị quyết về bảo tồn và phát triển đất ngập nước bền vững -COP11

Thứ Bảy, 28 Tháng Bảy 2012 11:15 CH

Đoàn Việt Nam tại Phiên họp toàn thể COP 11 Công ước Ramsar

Hội nghị các Bên tham gia Công ước Ramsar lần thứ 11 (COP 11) diễn ra tại Thủ đô Bucharest Rumania (4-13/7/2012) đã đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Công ước Ramsar tại các quốc gia thành viên và trên toàn cầu cùng với sự tiến bộ, những thành tựu Công ước đã đạt được về việc sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề kỹ thuật; thống nhất và thông qua các Nghị quyết liên quan đến tổ chức hoạt động của Ban Thư ký, các quy định về bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước với ngành, lĩnh vực và đối tượng khác nhau trong mối quan hệ với đất ngập nước trên toàn thế giới.

Với khẩu hiệu "Đất ngập nước: Ngôi nhà và điểm đến", COP11 hướng tới thực hiện Quyết định của Ủy ban Thường vụ Công ước về các vùng đất ngập nước, du lịch và nghỉ dưỡng.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị gồm đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài Chính, Bộ Công An, do TS.Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường làm Trưởng đoàn. Đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động chính thức cũng như các hoạt động bên lề của Hội nghị.

TS. Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học có bài trình bày về tình hình thực hiện Công ước Ramsar ở Việt Nam tại Sự kiện do Bộ Môi trường Nhật Bản tổ chức với sự tham gia của năm  tỉnh trưởng của Nhật Bản.

Hội nghị đã diễn ra sôi nổi với sự chia sẻ thông tin, trao đổi và góp ý cho hoàn thiện các dự thảo Nghị quyết do Ban thư ký Công ước đưa ra. Đó là các văn bản pháp lý được cụ thể hóa bởi các mục tiêu, nội dung của Công ước để cùng thống nhất, thông qua nhằm tạo tiền đề cho các quốc gia thành viên vận dụng trong việc thực hiện quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước (ĐNN) ở mỗi quốc gia.

Trong số 21 Nghị quyết  thông qua tại Hội nghị, có nhiều Nghị quyết không chỉ là công cụ pháp lý quan trọng mà còn là kim chỉ nam cho các quốc gia trong việc định hướng hoàn thiện thể chế chính sách về quản lý các vùng ĐNN phù hợp với điều kiện thực tế và tăng tính hiệu quả cho việc thực hiện Công ước trên quy mô toàn cầu.

Tiêu biểu là các Nghị quyết về tình trạng của các khu Ramsar trong Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế; Các sáng kiến ​​khu vực 2013-2015 trong khuôn khổ của Công ước Ramsar; Du lịch và đất ngập nước; Tinh giản thủ tục mô tả các khu Ramsar khi đề cử và giai đoạn sau đó; Khung tích hợp và Bản hướng dẫn về tránh, giảm nhẹ và bồi thường thiệt hại đất ngập nước; Đất ngập nước và các vấn đề năng lượng; Các nguyên tắc quy hoạch và quản lý các vùng đất ngập nước đô thị và ven đô thị; Đất ngập nước và sức khỏe; Một khung tích hợp về liên kết bảo tồn đất ngập nước và sử dụng khôn ngoan với xóa đói giảm nghèo; Biến đổi khí hậu và vùng đất ngập nước; Tương tác ĐNN - nông nghiệp; Thúc đẩy trách nhiệm đầu tư từ Chính phủ và khu vực tư nhân để đảm bảo duy trì lợi ích từ ĐNN cho con người và thiên nhiên; Đất ngập nước và Phát triển bền vững…

TS. Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học có bài trình bày về tình hình thực hiện Công ước Ramsar ở Việt Nam tại Sự kiện do Bộ Môi trường Nhật Bản tổ chức

 

Ngoài ra, Hội nghị còn thống nhất các vấn đề về: Tài chính và ngân sách; kế hoạch chiến lược và việc thực hiện vấn đề KH&KT trong giai đoạn 2013-2015; chuyển giao tư vấn và hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho Công ước; điều chỉnh Ban Thẩm định KHKT, thành phần, vai trò và trách nhiệm của Ủy ban thường trực và phân loại các nước theo Công ước; Quan hệ đối tác và hợp tác với các Hiệp định đa phương về môi trường và các tổ chức khác.

Vấn đề được tranh luận nhiều nhất tại COP 11 là việc lựa chọn IUCN hay UNEP làm cơ quan chủ quản về mặt hành chính của Ban thư ký Công ước. Cuối cùng, Hội nghị đã đi đến thống nhất về việc vẫn giữ IUCN làm cơ quan thực hiện chức năng hỗ trợ Ban thư ký Công ước, đồng thời đề nghị IUCN tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động với vai trò là Cơ quan chủ quản hành chính và Ban Thư ký Công ước cần tăng cường hợp tác với UNEP. Hội nghị cũng đã thống nhất: Lựa chọn Campuchia là thành viên chính thức và Nê-pan là thành viên dự bị của Ban Thường vụ Công ước tại khu vực Đông Nam và Nam Á; địa điểm tổ chức Hội nghị COP 12 của Công ước ở Punta del Este, một thị trấn nghỉ mát ở tỉnh Maldonado thuộc miền Nam Uruguay trong năm 2015.

Đoàn Việt Nam thảo luận về hợp tác với Tổ chức EAAF

 

Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế, Đoàn Việt Nam đã có các buổi tiếp xúc với đại diện của một số tổ chức quốc tế như Văn phòng EAAF (sáng kiến chính chức và tự nguyện nhằm bảo vệ các loài chim di cư, môi trường sống và sinh kế của người dân phụ thuộc vào chúng), UNEP (Công ước CMS về bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư) và Ban thư ký Công ước Ramsar.

Đoàn Việt Nam thảo luận với đại diện của Ban thư ký Công ước về việc hoàn thiện hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Mũi Cà Mau thành khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam và thúc đẩy việc quá trình xem xét công nhận khu Ramsar Mũi Cà Mau.

Đoàn công tác đã có một số kiến nghị đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cấp có thẩm quyền giao Tổng cục Môi trường làm cơ quan đầu mối:

Nghiên cứu và trình cấp có thẩm quyền về việc thành lập Mạng lưới các khu đất ngập nước của Việt Nam nhằm tăng cường quản lý, phát triển và bảo tồn có hiệu quả, bền vững các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế ở Việt Nam.  

Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất ngập nước, đẩy mạnh việc lập hồ sơ đề nghị công nhận những khu Ramsar mới và tăng cường hiệu quả quản lý bền vững các khu Ramsar hiện có của Việt Nam. 

Tiếp xúc, trao đổi với đại diện của Tổ chức EAAF của Úc và UNEP để tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất lên cấp có thẩm quyền về khả năng Việt Nam tham gia Công ước về Bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư (Công ước CMS) và Quan hệ đối tác đường bay theo trục Đông Á-Úc (EAAF). 

 

Xây dựng và triển khai các dự án về bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN trong nước để thúc đẩy công cuộc bảo tồn và sử dụng khôn khéo ĐNN của khu vực và thế giới. 

Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động kỷ niệm Ngày đất ngập nước thế giới 2-2 hàng năm cho các địa phương, Bộ ngành liên quan.

 (nguồn : Báo cáo gửi Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

TS. Phạm Anh Cường  - Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

 

Đoàn Việt Nam tại Phiên họp toàn thể COP 11 Công ước Ramsar

Hội nghị các Bên tham gia Công ước Ramsar lần thứ 11 (COP 11) diễn ra tại Thủ đô Bucharest Rumania (4-13/7/2012) đã đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Công ước Ramsar tại các quốc gia thành viên và trên toàn cầu cùng với sự tiến bộ, những thành tựu Công ước đã đạt được về việc sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề kỹ thuật; thống nhất và thông qua các Nghị quyết liên quan đến tổ chức hoạt động của Ban Thư ký, các quy định về bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước với ngành, lĩnh vực và đối tượng khác nhau trong mối quan hệ với đất ngập nước trên toàn thế giới.

Với khẩu hiệu "Đất ngập nước: Ngôi nhà và điểm đến", COP11 hướng tới thực hiện Quyết định của Ủy ban Thường vụ Công ước về các vùng đất ngập nước, du lịch và nghỉ dưỡng.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị gồm đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài Chính, Bộ Công An, do TS.Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường làm Trưởng đoàn. Đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động chính thức cũng như các hoạt động bên lề của Hội nghị.

TS. Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học có bài trình bày về tình hình thực hiện Công ước Ramsar ở Việt Nam tại Sự kiện do Bộ Môi trường Nhật Bản tổ chức với sự tham gia của năm  tỉnh trưởng của Nhật Bản.

Hội nghị đã diễn ra sôi nổi với sự chia sẻ thông tin, trao đổi và góp ý cho hoàn thiện các dự thảo Nghị quyết do Ban thư ký Công ước đưa ra. Đó là các văn bản pháp lý được cụ thể hóa bởi các mục tiêu, nội dung của Công ước để cùng thống nhất, thông qua nhằm tạo tiền đề cho các quốc gia thành viên vận dụng trong việc thực hiện quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước (ĐNN) ở mỗi quốc gia.

Trong số 21 Nghị quyết  thông qua tại Hội nghị, có nhiều Nghị quyết không chỉ là công cụ pháp lý quan trọng mà còn là kim chỉ nam cho các quốc gia trong việc định hướng hoàn thiện thể chế chính sách về quản lý các vùng ĐNN phù hợp với điều kiện thực tế và tăng tính hiệu quả cho việc thực hiện Công ước trên quy mô toàn cầu.

Tiêu biểu là các Nghị quyết về tình trạng của các khu Ramsar trong Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế; Các sáng kiến ​​khu vực 2013-2015 trong khuôn khổ của Công ước Ramsar; Du lịch và đất ngập nước; Tinh giản thủ tục mô tả các khu Ramsar khi đề cử và giai đoạn sau đó; Khung tích hợp và Bản hướng dẫn về tránh, giảm nhẹ và bồi thường thiệt hại đất ngập nước; Đất ngập nước và các vấn đề năng lượng; Các nguyên tắc quy hoạch và quản lý các vùng đất ngập nước đô thị và ven đô thị; Đất ngập nước và sức khỏe; Một khung tích hợp về liên kết bảo tồn đất ngập nước và sử dụng khôn ngoan với xóa đói giảm nghèo; Biến đổi khí hậu và vùng đất ngập nước; Tương tác ĐNN - nông nghiệp; Thúc đẩy trách nhiệm đầu tư từ Chính phủ và khu vực tư nhân để đảm bảo duy trì lợi ích từ ĐNN cho con người và thiên nhiên; Đất ngập nước và Phát triển bền vững…

TS. Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học có bài trình bày về tình hình thực hiện Công ước Ramsar ở Việt Nam tại Sự kiện do Bộ Môi trường Nhật Bản tổ chức

 

Ngoài ra, Hội nghị còn thống nhất các vấn đề về: Tài chính và ngân sách; kế hoạch chiến lược và việc thực hiện vấn đề KH&KT trong giai đoạn 2013-2015; chuyển giao tư vấn và hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho Công ước; điều chỉnh Ban Thẩm định KHKT, thành phần, vai trò và trách nhiệm của Ủy ban thường trực và phân loại các nước theo Công ước; Quan hệ đối tác và hợp tác với các Hiệp định đa phương về môi trường và các tổ chức khác.

Vấn đề được tranh luận nhiều nhất tại COP 11 là việc lựa chọn IUCN hay UNEP làm cơ quan chủ quản về mặt hành chính của Ban thư ký Công ước. Cuối cùng, Hội nghị đã đi đến thống nhất về việc vẫn giữ IUCN làm cơ quan thực hiện chức năng hỗ trợ Ban thư ký Công ước, đồng thời đề nghị IUCN tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động với vai trò là Cơ quan chủ quản hành chính và Ban Thư ký Công ước cần tăng cường hợp tác với UNEP. Hội nghị cũng đã thống nhất: Lựa chọn Campuchia là thành viên chính thức và Nê-pan là thành viên dự bị của Ban Thường vụ Công ước tại khu vực Đông Nam và Nam Á; địa điểm tổ chức Hội nghị COP 12 của Công ước ở Punta del Este, một thị trấn nghỉ mát ở tỉnh Maldonado thuộc miền Nam Uruguay trong năm 2015.

Đoàn Việt Nam thảo luận về hợp tác với Tổ chức EAAF

 

Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế, Đoàn Việt Nam đã có các buổi tiếp xúc với đại diện của một số tổ chức quốc tế như Văn phòng EAAF (sáng kiến chính chức và tự nguyện nhằm bảo vệ các loài chim di cư, môi trường sống và sinh kế của người dân phụ thuộc vào chúng), UNEP (Công ước CMS về bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư) và Ban thư ký Công ước Ramsar.

Đoàn Việt Nam thảo luận với đại diện của Ban thư ký Công ước về việc hoàn thiện hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Mũi Cà Mau thành khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam và thúc đẩy việc quá trình xem xét công nhận khu Ramsar Mũi Cà Mau.

Đoàn công tác đã có một số kiến nghị đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cấp có thẩm quyền giao Tổng cục Môi trường làm cơ quan đầu mối:

Nghiên cứu và trình cấp có thẩm quyền về việc thành lập Mạng lưới các khu đất ngập nước của Việt Nam nhằm tăng cường quản lý, phát triển và bảo tồn có hiệu quả, bền vững các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế ở Việt Nam.

Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất ngập nước, đẩy mạnh việc lập hồ sơ đề nghị công nhận những khu Ramsar mới và tăng cường hiệu quả quản lý bền vững các khu Ramsar hiện có của Việt Nam.

Tiếp xúc, trao đổi với đại diện của Tổ chức EAAF của Úc và UNEP để tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất lên cấp có thẩm quyền về khả năng Việt Nam tham gia Công ước về Bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư (Công ước CMS) và Quan hệ đối tác đường bay theo trục Đông Á-Úc (EAAF).

 

Xây dựng và triển khai các dự án về bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN trong nước để thúc đẩy công cuộc bảo tồn và sử dụng khôn khéo ĐNN của khu vực và thế giới.

Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động kỷ niệm Ngày đất ngập nước thế giới 2-2 hàng năm cho các địa phương, Bộ ngành liên quan.

 (nguồn : Báo cáo gửi Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

TS. Phạm Anh Cường  - Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim