Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 16
Truy cập: 4.452.436

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHAI THÁC QUẶNG BAUXIT, SẢN XUẤT ALUMIN VÀ NHÔM

Thứ Hai, 02 Tháng Bảy 2012 10:46 SA

Tổng hợp: Đỗ Tiến Trung – Trung tâm Môi trường Công nghiệp CIE

Tháng 8/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Tập đoàn TVN, với các nghành nghề kinh doanh bao gồm: công nghiệp than, công nghiệp bô xít – nhôm và các khoáng sản khác, công nghiệp điện, cơ khí, vật liệu nổ công nghiệp, xi măng và vật liệu xây dựng …

Công nghiệp bô xít – nhôm là một ngành công nghiệp mới, không những đối với Tập đoàn TVN, mà cả đối với nước ta, mặc dù Việt Nam là một trong những nước có trữ lượng quặng bauxit thuộcloại lớn của thế giới. Bài báo này sẽ giới thiệu sơ bộ ngành công nghiệp mới này ở nước ta, với các nội dung sau:

- Khái quát trữ lượng quặng bauxit trên thế giới và ở Việt Nam.

- Khái quát Công nghệ khai thác, chế biến quặng bauxit:

- Tình hình khai thác, chế biến quặng bauxit của thế giới và Việt Nam

- Tình hình thị trường.

- Cơ hội phát triển ngành công nghiệp bauxit – alumin – nhôm nước ta:

I- Trữ lượng quặng bauxit trên thế giới và ở Việt Nam.

Nhôm là một trong những nguyên tố phổ biến nhất trong thiên nhiên, hàm lượng của nhôm trong vỏ trái đất là 7,45% (đứng thứ 3, sau ôxi và silic). Do hoạt tính hoá học cao nên trong thiên nhiên nhôm chỉ ở trạng thái liên kết. Có khoảng 250 khoáng vật chứa nhôm, bao gồm Corundum (Al2O3), diaspo và bơmit (Al2O3.H20), gipxit (Al2O3.3H20), caolinit (Al2O3.2SiO2.2H20) …

Bauxit là quặng nhôm quan trọng nhất, thành phần hoá học của bauxit dao động trong phạm vi khá lớn: Al2O3: 35 – 60%; SiO2: vài phần nghìn đến 25%; Fe203: 2 – 40%; Ti02: từ vết đến 11%. Chỉ tiêu để đánh giá quặng bauxit là môđun silic (Msi): Là tỉ số hàm lượng Al2O3 trên hàm lượng Si02 trong quặng. Môđun silic càng cao thì quặng bauxit càng tốt. Ngoài bauxit, một số nước còn sử dụng các loại quặng khác để sản xuất nhôm, như Nefelin (ở Nga), Alunít, Caolinit …

Trữ lượng bauxit toàn thế giới theo thống kê năm 2004 ước khoảng 56,5 tỷ tấn quặng tinh. Guinea là nước có trữ lượng bauxit lớn nhất thế giới (16,0 tỷ tấn), tiếp đó là Auxtralia (13,1 tỷ tấn), Jamaica (4,5 tỷ tấn), Brazin (4,4 tỷ tấn), … Tại Châu Á các nước có trữ lượng quặng bauxit đáng kể chỉ có Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia và Việt Nam. Trữ lượng bauxit của thế giới phân theo từng nước như sau (xem bảng 1).

Bảng 1: Trữ lượng bauxit của thế giới phân theo từng nước (năm 2004)

TT

Tên nước

Trữ lư­ợng Bau xit (triệu T quặng tinh)
Chắc chắn
Dự báo

Cộng

1

Guinea

7 400

8 600

16 000

2

Auxtralia

4 400

8 700

13 100

3

Jamaica

2 000

2 500

4 500

4

Brazin

1 900

2 500

4 400

5

Trung Quốc

700

2 300

3 000

6

Ấn Độ

770

1400

2 170

7

Guyana

700

900

1 600

8

Hy Lạp

600

650

1 250

9

Suriname

580

600

1 180

10

Venezuela

320

350

670

11

Nga

200

250

450

 

Các nước khác

3 700

4 400

8 100

Toàn thế  giới

23 310

33 230

56 540

Việt Nam có trữ lượng bauxit lớn, tuy nhiên mức độ thăm dò còn hạn chế, phần lớn mới chỉ được thăm dò sơ bộ, ở cấp C2 và dự báo. Tổng trữ lượng bauxit của Việt Nam khoảng 3,8 tỷ tấn quặng tinh (tương ứng với khoảng 8,3 tỷ T quặng nguyên khai), trong đó trữ lượng ở cấp thăm dò, khảo sát (B + C1 + C2) là 1,877 tỷ tấn, trữ lượng ở cấp dự báo (P1) là 1,901 tỷ tấn.

Các mỏ bauxit ở phía Bắc nước ta có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Dương. Tổng trữ lượng ước tính 202,4 tr.T quặng tinh (tương ứng khoảng 400 tr.T quặng nguyên khai), trong đó trữ lượng cấp (B + C) là 92,1 tr,T, trữ lượng cấp dự báo P1 là 110,3 tr.T. Phần lớn quặng có nguồn gốc trầm tích, khoáng vật chứa ôxit nhôm chủ yếu là diaspo (Al2O3.H20), hàm lượng Al2O3 trong quặng nguyên khai khá cao: Từ 40 – 55%, nhưng hàm lượng SiO2 rất lớn: từ 5 – 20%, nên thuộc loại quặng chất lượng thấp.

Các mỏ bauxit ở phía Nam có trữ lượng lớn, phân bố tập trung ở khu vực Tây Nguyên và rải rác ở các tỉnh Sông Bé, Phú Yên, Quảng Ngãi. Tổng trữ lượng ước tính 3.576 tr.T quặng tinh (tương ứng khoảng 7.924 tr.T quặng nguyên khai), trong đó trữ lượng cấp (B + C) là 1.785 tr.T, trữ lượng cấp dự báo P1 là 1.791 tr.T. Quặng có nguồn gốc phong hoá laterit, khoáng vật chứa ôxit nhôm chủ yếu là gipxit (Al2O3.3H2O), hàm lượng Al2O3 trong quặng nguyên khai thuộc loại trung bình: từ 35 – 40%, nhưng hàm lượng SiO2 thấp: từ 5 – 9%. Quặng tinh có hàm lượng Al2O3 từ 44,4 – 53,2%, SiO2: 1,6 – 5,1%, môđun silic Msi từ 14 – 24, thuộc loại quặng có chất lượng tốt. Tổng hợp tài nguyên quặng bauxit các tỉnh phía Nam nước ta như sau (xem bảng 2).

Bảng 2: Tổng hợp tài nguyên quặng bauxit các tỉnh phía Nam VN

TT

Mỏ

Thuộc tỉnh

Cấp trữ lượng

Trữ lư­ợng quặng nguyên khai (103T)

Tỷ lệ thực thu (%)

Trữ l­ượng quặng tinh, cấp hạt  > 1mm  (103T)

I

Khu vực Tây  Nguyên

 

7 682 044

 

3 447 706

1

“1 tháng 5″

Đăk Nông

A + B + C

326 388

45,3 – 55,5

167 635

2

Quảng Sơn

- nt -

C

362 529

45,91

164 625

3

Nhân Cơ

- nt -

C

359 264

45,8

164 543

4

Gia Nghiã

- nt -

C

311 568

49,95

155 628

5

Bắc Gia Nghĩa

- nt -

C

401 061

47,11

188 940

6

Đăk Song

- nt -

C

372 468

50,6

188 469

7

Tuy Đức

- nt -

C

536 981

45,2

242 715

8

Bảo Lộc

Lâm Đồng

C

378 000

36

137 000

9

Tân Rai

- nt -

A + B + C

385 382

42,4 – 46,8

176 594

10

Kon Hà Nừng

Gia Lai

C

210 510

41,4

73 720

11

Măng Đen

- nt -

C

156 816

55,8

87 503

 

Cấp dự báo

P1

3 881 077

 

1 700 334

II

Các khu vực khác

 

242 329

 

128 221

1

Đức Bổn

Phước Long

C

40 521

64,77

26 245

2

Vân Hoà  

C

24 313

44,3

10 775

3

Quảng Ngãi

Quảng Ngãi

C

1 320

45,0

594

 

Cấp dự báo

P1

176 175

 

90 607

 

Tổng cộng

 

7 924 373

 

3 575 927

Các mỏ bauxit khu vực Đăk Nông có chiều dầy thân quặng từ 4 – 6m, chiều dày lớp đất phủ chỉ từ 0,5 – 1m, cả đất phủ và quặng đều không phải nổ mìn khi khai thác, địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt, điều kiện khai thác hết sức thuận lợi. Chất lượng quặng tinh bauxit sau khi tuyển rửa lấy đến cấp hạt +1mm của các mỏ vùng Đắk Nông như sau (bảng 3)

Bảng 3: Chất lượng quặng tinh các mỏ bauxit Đăk Nông

TT

Tên mỏ

Chiều dày TB thân quặng, m

Hàm lượng, %

Mô đun silíc MSi

Tỷ lệ thu hồi, %

Al2O3

SiO2

1

“1/5″

5,2

49,36

2,14

23,1

50,0

2

Quảng Sơn

5,0

50,00

2,52

19,8

45,4

3

Nhân cơ

4,6

48,30

3,45

14,0

46,0

4

Gia Nghĩa

4,3

47,99

2,58

18,6

49,9

5

Bắc Gia Nghĩa

5,2

46,10

2,23

20,8

47,1

6

Đắc Song

4,5

48,74

2,20

22,2

50,6

7

Tuy Đức

5,0

48,74

2,20

22,2

45,2

II- Công nghệ khai thác, chế biến quặng bauxit:

Hầu hết các mỏ bauxit đang được khai thác trên thế giới là mỏ lộ thiên, công nghệ khai thác tương tự như công nghệ khai thác các mỏ than lộ thiên. Quặng bauxit khai thác lên được đưa vào nhà máy tuyển để tuyển thành quặng tinh, công nghệ tuyển được áp dụng chủ yếu là tuyển rửa (đơn giản hơn so với tuyển than), các thiết bị tuyển bao gồm: Thiết bị đánh tơi bằng nước áp lực, sàng quay đánh tơi, máy đập hàm, máy phân cấp xoắn, sàng rung. Tiêu hao nước để tuyển 1T quặng tinh khoảng 6 – 8m3 (đã sử nước tuần hoàn). Quặng tinh thường có cỡ hạt từ 1 ¸ 40mm, bùn thải có cỡ hạt -1mm. Suất đầu tư để khai thác, sàng tuyển 1 tấn quặng tinh bauxit khoảng 25 – 30 USD.

Phần lớn quặng tinh bauxit được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhôm, ngoài ra nó còn dùng sản xuất đá mài, gạch cao nhôm, vật liệu chịu lửa, phèn lọc nước … Công nghệ sản xuất nhôm từ quặng bauxit gồm hai giai đoạn: Sản xuất ôxit nhôm (gọi là alumin) và điện phân alumin để đư­ợc nhôm kim loại.

Các phương pháp sản xuất alumin bao gồm: Phương pháp kiềm (hoà tách Al2O3 trong quặng bauxit ra bằng kiềm NaOH); Phương pháp axit (hoà tách Al2O3 bằng các axit H2SO4; HCl; HNO3 …); Phương pháp điện (nấu quặng bauxit trong lò điện với than hoàn nguyên). Phương pháp kiềm được dùng nhiều hơn cả vì nó đơn giản, cho ôxit nhôm chất lượng cao, giá thành hạ. Trong phương pháp kiềm lại chia thành 2 phương pháp:

Ph­ương pháp Bayer (phương pháp kiềm ướt): Quặng bauxit được nghiền mịn (khoảng 96% < 0,074mm), trộn với dung dịch kiềm NaOH và cho vào thiết bị hoà tách ở nhiệt độ và áp suất cao, tại đây ô xít nhôm trong quặng sẽ phản ứng với kiềm tạo thành natri aluminat NaAlO2 ở thể lỏng. Dung dịch sau phản ứng được đưa vào các thiết bị phân ly, lắng lọc để tách natri aluminat ra. Tiếp đó natri aluminat được đưa vào thiết bị khuấy phân hoá để tạo ra hydroxit nhôm kết tinh Al(OH)3. Lọc rửa lấy Al(OH)3 kết tinh rồi cho vào lò nung ở nhiệt độ 1000 – 12000C để khử nước và làm biến đổi mạng tinh thể sẽ được Al2O3, tức alumin.

Ph­ương pháp thiêu kết (phương pháp kiềm khô): Quặng bauxit trộn với vôi (CaCO3) và dung dịch xôđa (Na2CO3) đem nghiền nhỏ rồi đưa vào lò thiêu kết nung ở nhiệt độ cao (1200 – 13000C), oxit nhôm trong quặng sẽ biến thành natri aluminat dễ hoà tan trong nước, còn oxit silic sẽ tạo thành canxisilicat (2CaO.SiO2) khó hoà tan. Sản phẩm thiêu kết được nghiền nhỏ, cho vào thiết bị hoà tách (dung môi là nước hoặc dung dịch kiềm loãng) để chuyển natri aluminat ở thể rắn sang thể lỏng, lọc tách bã thu được dung dịch natri aluminat thô. Sau khi khử silic sẽ thu được dung dịch natri aluminat sạch. Cho khí CO2 tác dụng với dung dịch natri aluminat sạch được Al(OH)3 kết tinh. Nung Al(OH)3 trong lò nung ở nhiệt độ 1000 – 12000 C sẽ được alumin – Al2O3.

Phương pháp bayer được dùng rộng rãi, chiếm tới 90% sản lượng alumin của thế giới, bởi nó có nhiều ưu điểm: Lưu trình đơn giản, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thích hợp với quặng bauxit có hàm lượng SiO2 thấp, mô đun silic MSi > 8 ¸ 10 (quặng bauxit phía Nam nước ta đảm bảo điều kiện này). Với quặng bauxit có hàm lượng SiO2 cao thường phải sử dụng phương pháp thiêu kết để sản xuất alumin.

Sản phẩm alumin có màu trắng, dạng bột (giống như bột mỳ trắng), hàm lượng Al2O3 trong alumin phải > 98,6% mới sử dụng được cho điện phân nhôm. Tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng chủ yếu để sản xuất 1 tấn alumin theo phương pháp Bayer, theo thiết kế của Công ty nhôm Pechiny (Pháp) cho quặng bauxit mỏ Tân Rai bao gồm: Quặng tinh bauxit khô 2,44 tấn, kiềm 100% NaOH: 66,7 kg, kiềm 100% Na2O: 51,7 kg; Vôi sống: 23,4 kg; Vôi 100% CaO: 18,7 kg; Dầu nhiên liệu: 259,1 kg; Nước: 4,7 m3 ; Hơi nước 6 bar: 2,0 tấn và 9bar: 0,3 tấn; Điện 256kWh. Suất đầu tư để xây dựng nhà máy alumin từ 700 – 750 USD/tấn công suất alumin .

Điện phân nhôm: Alumin được điện phân ở muối nóng chảy để thu được nhôm kim loại. Dung môi sử dụng trong bể điện phân là criolit (Na3AlF6) và các muối florua. Bể thường có hình chữ nhật, đáy bể nối với cực âm, khối than ở phía trên là cực dương, giữa 2 điện cực là chất điện phân, đó là hỗn hợp criolit – alumin nóng chảy (alumin chiếm dưới 10%). Điện áp sử dụng để điện phân từ 4 – 5V, cường độ dòng điện đối với các bể hiện đại từ 200 – 300 kA (bể cũ chỉ khoảng 60 – 100 kA). Quá trình điện phân được tiến hành ở nhiệt độ khoảng 9500C. Cơ cấu điện phân như sau: Criolit nóng chảy phân ly thành các ion dương Na+ và ion âm AlF63. Khi hoà tan trong criolit, ô xít nhôm bị phân ly thành các ion dương Al3+ và ion âm O2-. Khi có tác dụng của dòng điện 1 chiều thì các ion dương Al3+ và Na+ dịch chuyển về phía cực âm ở đáy bể. Nhưng vì thế điện cực khác nhau nên chỉ có các ion Al3+ được phóng điện và tiết ra nhôm kim loại (Al3+ + 3e ® Al) đọng ở đáy bể. Các ion âm AlF63- và O2- di chuyển về cực dương nhưng chỉ có ion oxy phóng điện, o xi hoá điện cực than, tạo ra hợp chất trung gian cacbon oxit CxO không bền vững, sau đó phân hoá tạo thành khí CO + CO2 thoát ra ngoài.

Nhôm lỏng tích luỹ dần dần ở đáy bể trong quá trình điện phân, và được định kỳ (vài ngày một lần) tháo ra khỏi bể, rồi đem đúc thỏi. Nhôm điện phân ra gọi là nhôm nguyên khai (để phân biệt với nhôm tái chế), có độ sạch từ 99,50 – 99,85% Al. Chi phí vật liệu và điện năng để điện phân 1T nhôm gồm: 1,92T alumin, 65kg criolit, 35kg muối florua, 400 – 500 kg điện cực dương (than), 1350 – 1450 KWh điện …  Suất đầu tư nhà máy điện phân nhôm từ 4000 – 5000 USD/T công suất (thiết bị của các nước công nghiệp phát triển G-7).

III- Tình hình khai thác, chế biến quặng bauxit của thế giới và Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, sản lượng khai thác bauxit trên thế giới đã tăng từ 8,18 tr.T quặng tinh năm 1950 lên 156,3 tr.T năm 2004. Sản lượng bauxit, alumin và nhôm của thế giới trong 10 năm gần đây như sau (xem bảng 4).

Bảng 4: Sản lượng bauxit, alumin và nhôm của thế giới (triệu tấn)

Năm

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Dự báo 2005

Quặng tinh bau xit

112,0

117,0

122,0

123,0

129,0

136,0

137,0

144,0

145,9

156,3

-

Sản lượng alumin

38,45

40,60

43,30

43,85

45,40

47,50

48,25

51,55

54,90

58,10

63,30

Nhu cầu alumin

38,38

41,0

42,58

44,64

46,32

48,15

47,71

50,98

54,96

58,41

63,47

Sản lượng nhôm:

19,1

20,2

21,6

22,6

23,5

24,5

24,5

26,0

28,0

29,6

31,5

- Nhôm nguyên khai

-

-

19,48

19,95

20,65

21,19

20,55

21,20

21,94

22,59

-

- Nhôm tái chế:

-

-

2,12

2,65

2,85

3,31

3,31

4,80

6,06

7,01

-

Nhu cầu nhôm

20,6

20,8

21,8

22,3

23,4

24,6

23,7

25,4

27,7

30,0

32,0

Australia hiện là nước khai thác quặng bauxit lớn nhất thế giới, năm 2004 khai thác 56,0 tr.T quặng tinh, tiếp đó là Brazin (18,5 tr.T), Guinea (15,5 tr.T), Trung Quốc (15,0 tr.T) … Các nước sản xuất alumin lớn nhất bao gồm Australia (16,5 tr.T), Trung Quốc (6,9 tr.T), Mỹ (5,75 tr.T), Nga … Sản lượng nhôm nguyên khai của Trung Quốc hiện khoảng 5 – 6 tr.T, Nga: 3,588 tr.T, Canada: 2,669 tr.T, Mỹ: 2,374 tr.T, Australia: 1,869 tr.T, Brazin: 1,447 tr.T, Nauy: 1,347 tr.T …

Mỹ phải nhập khẩu hầu như toàn bộ quặng bauxit để sản xuất alumin và nhôm, năm 2004 nhập 10,6 tr.T quặng tinh. Các nước nhập khẩu alumin lớn nhất là Trung Quốc (6 – 7 tr.T/năm), Canada (3,5 tr.T), Nga (2,5 tr.T/năm), Mỹ (1,6 tr.T) … Australia là nước xuất khẩu alumin lớn nhất thế giới, khoảng 80% sản lượng alumin sản xuất ra dùng cho xuất khẩu. Sản xuất nhôm của Nga chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Trung Quốc gần đây nổi lên là nước sản xuất alumin và nhôm lớn của thế giới. Trước đây chỉ các nước công nghiệp phát triển mới sản xuất được alumin và nhôm, xu hướng hiện nay là sản xuất alumin chuyển dần về các nước có quặng bauxit, còn sản xuất nhôm chuyển về gần nơi có nguồn điện rẻ và nhu cầu tiêu thụ nhôm lớn.

Hiện nay khoảng 75% lượng bauxit và 65% lượng alumin trên thế giới là do các Tổ hợp Bauxit – alumin – nhôm lớn, đa quốc gia khai thác và cung cấp. Trong lĩnh vực này Alcoa (Mỹ – Úc) là Tổ hợp lớn nhất, năm 2003 sản xuất 14,0 tr.T alumin và 4,02 tr.T nhôm; tiếp theo là Chalco (Trung Quốc): 5,8 tr.T alumin và 5,3 tr.T nhôm; Alcan (canada): 4,3 tr.T alumin và 2,35 tr.T nhôm; BHP Billition (Úc-Anh): 4,0 tr.T alumin và 1,1 tr.T nhôm …

Việt Nam hiện chỉ có Nhà máy Hoá chất Tân Bình thuộc Tổng công ty Hoá chất VN có dây chuyền sản xuất hydroxit nhôm Al(OH)3 từ quặng Bauxit, dùng cho sản xuất phèn lọc nước – Al2(SO4)3. Nhà máy do Đài Loan xây dựng trước năm 1975, công suất 6.000T phèn/năm, sử dụng quặng Bauxit nhập của Indonesia. Sau năm 1975 ta đã khai thác quặng bauxit ở mỏ Bảo Lộc – Lâm Đồng thay cho quặng nhập khẩu. Công suất dây chuyền hiện đã được đầu tư nâng lên 17.000 T Al(OH)3/năm, và sẽ được nâng lên 100.000 T Al(OH)3/năm trong dự án di dời nhà máy này lên vùng mỏ Bảo Lộc – Lâm Đồng, để bảo vệ môi trường TP. Hồ Chí Minh, với tổng mức đầu tư 480,6 tỷ đồng.

          Từ năm 1997 Tổng công ty Khoáng sản VN đã tiến hành lập dự án đầu tư Tổ hợp Bauxit – Nhôm Lâm Đồng (mỏ Tân Rai), phối hợp với Công ty nhôm Pechieney của Pháp, BCNCKT dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua tháng 6/2005, giai đoạn I sản xuất 600.000 tấn alumin/năm, tổng mức đầu tư 487 triệu USD.

Tổng công ty Khoáng sản VN cũng đã phối hợp với Tổng Công ty hữu hạn Nhôm Trung Quốc (Chalco) lập BCNC tiền khả thi dự án bauxit – alumin Đắk Nông (mỏ “1 tháng 5” và mỏ Quảng Sơn), công suất 1,9 tr.T alumin/năm, tổng mức đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD, dự án này hiện đã được chuyển giao cho Tập đoàn TVN để tiếp tục hoàn thiện và đàm phán với đối tác Trung Quốc.

Tập đoàn TVN đang tiến hành thăm dò nâng cấp trữ lượng mỏ bauxit Gia Nghĩa, và lập dự án đầu tư mỏ bauxit và nhà máy alumin tại mỏ Nhân Cơ.

IV- Tình hình thị trường .

Các thị trường giao dịch chính của các loại kim loại màu trên thế giới, trong đó có nhôm, là ở các Sở giao dịch kim loại Luân Đôn (LME – London Metal Exchange), Niu Oóc (NYMEX) và Thượng Hải. Giá nhôm thỏi tại Sở giao dịch kim loại Luân Đôn (giá LME) trong các năm gần đây như sau:

Bảng 5: Giá nhôm thỏi LME thời hạn giao hàng 3 tháng, USD/T

Năm

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Dự kiến 2005

Giá nhôm

1.537

1.620

1.380

1.388

1.567

1.454

1.533

1.586

1.715

1.820

                       

Thị trường nhôm phụ thuộc vào sự phát triển của các nền kinh tế lớn. Tỷ lệ tăng trưởng nhu cầu nhôm trước năm 2003 rất thấp, cân đối cung cầu đảm bảo nên giá nhôm tương đối ổn định. Giá nhôm chỉ vọt lên nhờ sự phát triển nhanh chóng và liên tục của kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế phương Tây đi vào ổn định trở lại. Tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ nhôm của TQ trong các năm gần đây rất lớn: 14% năm 2001; 22,2% năm 2002; 25,9% năm 2003. Dự đoán đến năm 2008 do kinh tế phục hồi nhu cầu tiêu thụ nhôm tăng mạnh tại Mỹ, Nhật bản và đặc biệt là Trung Quốc sẽ làm cho giá nhôm được giữ vững.

Gía nhôm trong năm 2005 thực tế tăng rất cao: Giá nhôm thỏi LME thời hạn giao hàng 3 tháng ngày 28/12/2005 lên tới 2.273 USD/T, bằng với giá nhôm thỏi giao ngay (thông thường giá thời hạn giao hàng 3 tháng thấp hơn giá giao ngay khoảng 200 USD/T)

Trên thế giới không có thị trường giao dịch có uy tín về alumin như đối với nhôm, nên alumin thế giới đều do các công ty siêu quốc gia sản xuất nhôm ký hợp đồng dài hạn để định giá mua bán alumin. Khoảng 90% khối lượng alumin được tiêu thụ hàng năm theo hợp đồng dài hạn. Giá bán theo hợp đồng dài hạn này và giá nhôm LME có liên hệ khăng khít với nhau, nó bằng khoảng từ 12 ¸ 16% giá nhôm LME thời hạn 3 tháng. Phần alumin còn lại được bán theo các hợp đồng giao ngay, với biên độ dao động giá rất lớn, tuỳ theo tình hình cung – cầu của thị trường.

Do nhu cầu tiêu thụ nhôm tăng nên thị  trường alumin hiện đang thuận lợi. Nhu cầu nhập khẩu alumin trên thế giới hiện khoảng 14 – 15 tr.T/năm. Các nước nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc: 6 – 7 tr.T/năm, Mỹ: 3 tr.T/năm, Canada: 3,5 tr.T/năm, Nga: 2,5 tr.T/năm. Trong thời gian từ năm 1996 ¸ 2003 giá alumin xuất khẩu theo hợp đồng dài hạn của Australia dao động từ 170 ¸ 195 USD/T, giá alumin giao ngay của Australia dao động từ 150 ¸ 305 USD/T. Gần đây do nhu cầu tiêu thụ alumin tăng trong khi nguồn cung không tăng kịp đã làm tăng đột biến giá alumin. Giá alumin theo hợp đồng giao ngay tháng 6/2003 khoảng 300 USD/T, đầu năm 2004 từ 330-350 USD/T, tháng 4/2004 tăng đến 470 – 490 USD/T, tháng 9 giảm còn 310 – 330 USD/T sau đó lại lên 375 – 395 USD/T, giá tháng 12/2004 là 405 USD/T. Trong suốt năm 2005 giá alumin theo hợp đồng giao ngay đạt mức rất cao, lên đến 570 USD/T tại Australia vào tháng 11/2005.

Cũng giống như alumin, trên thế giới không có thị trường giao dịch có uy tín về quặng tinh bauxit. Mặc khác nó phụ thuộc rất lớn vào nguồn gốc, tính chất quặng, hàm lượng ô xít nhôm và các tạp chất có trong quặng tinh, bởi chúng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí để luyện quặng tinh thành alumin.

Mỹ là nước nhập khẩu hoàn toàn quặng bauxit, chủ yếu từ các nước Guinea, Jamaica, Guyana, Brazil, giá nhập khẩu như sau:

Bảng 6: Giá nhập khẩu quặng tinh bauxit của Mỹ, USD/T (giá FOB)

Năm

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

Giá bauxit

28,58

27,84

25,64

23,51

26,89

24,64

22,69

21,56

23,09

23,27

Giá FOB quặng tinh bauxit các mỏ Tây Nguyên nước ta, theo báo giá của một số Công ty thương mại Nhật Bản là từ 25 ¸ 28 USD/T, với các điều kiện: Hàm lượng  Al2O3 = 48¸50%, SiO2 = 2¸3%, cỡ hạt 1¸40mm, độ ẩm 10¸11,5%, giao hàng tại cảng Vũng Tàu.

Cơ hội phát triển ngành công nghiệp bauxit – alumin – nhôm nước ta: 

Nước ta có trữ lượng tài nguyên bauxit lớn, chất lượng tốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác tương đối dễ dàng, nguồn tài nguyên này hiện chưa được khai thác công nghiệp. Đảng và Chính phủ đang mong muốn và tạo mọi điều kiện để phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng bauxit, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tình hình thị trường bauxit – alumin – nhôm trên thế giới hiện tại và trong những năm tới đang có nhiều thuận lợi, do nhu cầu tiêu thụ tăng, giá bán các sản phẩm hiện đang rất có lợi. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp bauxit – alumin – nhôm của nước ta trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước./.

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim