Hình ảnh Thông tin cần biết Thống kê truy cập
Online: 8
Truy cập: 4.451.496
|
Phát triển bền vững công nghiệp than Việt Nam, triển vọng và thách thứcThứ Hai, 02 Tháng Bảy 2012 10:32 SA
P/s: Bài này cung cấp nhiều thông tin về hiện trạng, tiềm năng ngành than, cơ hội và thách thức phát triển ngành than nước ta trong thời kỳ mới.
TS. Nguyễn Tiến Chỉnh
Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam
Nguồn: Hội nghị KHKT Mỏ Quốc tế Hạ Long tháng 9/2010
Phát triển bền vững công nghiệp than Việt Nam, triển vọng và thách thức Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh đa ngành với trọng tâm là khai thác và cung cấp than cho nền kinh tế. Trong tương lai nhu cầu than trong nước tăng cao, mục tiêu sản xuất khoảng 100 triệu tấn than thương phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu nhưng gặp nhiều thách thức. 1 Hiện trạng Trong những năm qua, sản lượng than khai thác lộ thiên vẫn giữ vai trò chủ đạo và chiếm khoảng 55¸60% tổng sản lượng than khai thác của toàn ngành. Hiện có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn/năm (Cao Sơn, Cọc 6, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo), 15 mỏ lộ thiên vừa với công suất từ 100¸700 ngàn tấn/năm và một số điểm khai thác lộ vỉa với công suất dưới 100 ngàn tấn/năm. Hiện có khoảng 30 mỏ hầm lò đang hoạt động. Trong đó có 9 mỏ có trữ lượng huy động lớn, có công nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, công suất từ 1,0 triệu tấn/năm trở lên, như các mỏ: Mạo Khê (1,6 tr.tấn), mỏ Nam Mẫu (1,5 tr.tấn), mỏ Vàng Danh (3,1 tr.tấn), mỏ Hà Lầm (1,77 tr.tấn), mỏ Ngã Hai (Quang Hanh, 1,05 tr.tấn), mỏ Khe Chàm (1,01 tr.tấn), mỏ Khe Tam (Dương Huy 2,0 tr.tấn), mỏ Lộ Trí (Thống Nhất 1,59 tr.tấn) và mỏ Mông Dương (1,5 tr.tấn). Các mỏ còn lại công suất dưới 1,0 triệu tấn/năm, diện tích khai trường hẹp, trữ lượng ít nên không có điều kiện để phát triển sản lượng và cơ giới hoá dây chuyền công nghệ. Tổng sản lượng than nguyên khai được khai thác giai đoạn 2006¸2009 là 177 triệu tấn (bảng 1). Sản lượng than những năm gần đây đạt 4647 triệu tấn than nguyên khai tương đương 4344 triệu tấn than thương phẩm. Hiện than tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 50% sản lương tiêu thụ. Bảng 1 Tình hình khai thác than giai đoạn 2006¸2010
Ghi chú (*): Dự kiến 2. Tiềm năng tài nguyên than Tổng tài nguyên than tính đến 1.1.2010: 49,8 tỉ tấn; tài nguyên xác minh là 7,6 tỉ tấn, trong đó trữ lượng chắc chắn và tin cậy (cấp A+B+C1) chiếm 43%; tài nguyên dự tính cấp 333 (C2) 39% và cấp 334a (P) chiếm 28%. Tài nguyên than chưa xác minh: 42,2 tỉ t. trong đó tài nguyên dự báo: 4,0 tỉ tấn (anthracite) ở vùng Quảng Ninh và tài nguyên suy đoán khoảng 37,8 tỉ tấn (sub-bituminous coal) trên diên tích 2000 km2 ở bể than đồng bằng sông Hồng (Hưng Yen, Thái Binh), nhưng điều kiện địa chất và khai thác rất phức tạp. Than mỡ ở phía Bắc và than bùn chủ yếu ở đồng bằng sông Mekong. Bảng 2- Tổng tài nguyên than Việt Nam Đơn vị: triệu tấn
Bảng 3- Tổng tài nguyên đã xác minh
Như vậy, tỉ lệ trữ lượng chắc chắn và tin cậy rất thấp, khối lượng thăm dò để nâng cấp trữ lượng đảm bảo độ tin cậy cho phát triển ngành than là rất lớn. Tổng khối lượng thăm dò tại những điểm có dự án đến 2017 khoảng 3,47 triệu m khoan sâu (khoảng 0,5 triệu m khoan/năm). 3. Nhu cầu than Nhu cầu than theo Quy hoạch điện VII được dự báo như sau: Nhu cầu than cho điên tới 2015 được cập nhật thông tin từ Quy hoạch các dự án điện; giai đoạn 2016-2020 tăng 10,7%/năm và giai đoạn 2021-2030 tăng 7,6%. Nhu cầu còn lại chủ yếu cung cấp cho xi măng, vật liệu xây dựng, thép và dân dụng… Việc nghiên cứu Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia là điều kiện tiên quyết để định hướng cho các quy hoạch phát triển các ngành để tránh tình trạng các quy hoạch ngành lập độc lập và không có sự liên kết. Quy hoạch phát triển ngành điện phải được cân đối trong tổng thể Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia theo các kịch bản đã được lựa chọn. Trong phát triển điện phải cân đối phát triển Thủy điện, điện chạy khí, than, điện nhập khẩu và điện nguyên tử. Riêng Quy hoạch phát triển các nhà máy nhiện điện sử dụng than nhập khẩu ở miền Trung và miền Nam cần phải được hoạch định với khả năng ký kết các hợp đồng nhập khẩu than dài hạn từ các nước trong khu vực. Bảng 4 – Cung cầu than theo Quy hoach điện VII Đơn vị: triệu tấn
Nguồn: Viện Năng lượng Mục tiêu định hướng chiến lược phát triển ngành than Việt nam đến năm 2025 với sản lượng than thương phẩm (không kể đồng bằng sông Hồng) khoảng 85 triệu tấn vào năm 2025. Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 cho thấy than cấp cho các nhà máy nhiệt điện không đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó trong Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam đã có hàng loạt các dự án nhiệt điện ở phía Nam sử dụng than nhập khẩu. Theo cân đối cung cầu Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than năng lượng cho các nhà máy nhiệt điện phía Nam khoảng từ 515 triệu tấn vào 2015, 2140 triệu tấn vào năm 2020. Nhu cầu than Quy hoạch điện VII so với Quy hoạch điện VI trễ khoảng 5 năm (hình 1), do tiến độ thực hiện các dự án điện bị chậm. Với quy mô đầu tư phát triển các dự án nhiệt điện sử dụng than theo Quy hoạch, thì cân đối cung cầu than theo bất kỳ kịch bản nào đều thiếu than cho điện. Do các nhà máy nhiệt điện phía Nam đã được quy hoạch sử dụng than nhập khẩu thì bắt buộc phải có Chiến lược và Quy hoạch nhập khẩu than. Than nhập khẩu dự kiến là than Bitum nhập từ các nước Australia, Indonesia và một số nước khác… Tuy nhiên nhập khẩu than không dễ nhất là nhập theo hợp đồng dài hạn với số lượng lớn. Hình 1: Cung cầu than ở Việt Nam 4. Triển vọng và thách thức phát triển ngành than Việt Nam Tổng số mỏ sẽ phải đóng cửa giai đoạn đến năm 2030: 19 mỏ với tổng công suất khoảng 11 triệu tấn/năm. Trong đó 9 mỏ lộ thiên (8,2 triệu tấn/năm) và 10 lộ vỉa (tổng công suất 2,7 triệu tấn/năm). Như vậy, trong tương lai ngành than không những phải phát triển các mỏ để bù đắp sản lượng của các mỏ phải đóng cửa mà còn phải gia tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Để đạt được những mục tiêu đề ra trong Quy hoạch Tập đoàn TKV phải giải quyết những vấn đề cấp bách sau: Bảng 5 Quy hoạch sản lượng than (1000 tấn)
Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nâng cấp và gia tăng tài nguyên, trữ lượng than được xác minh đạt mức không những bù đắp được phần trữ lượng than khai thác trong giai đoạn đến năm 2030 mà còn bổ sung để duy trì và nâng cao mức sản lượng than giai đoạn sau năm 2030. Đầu tư 560 triệu USD cho công tác thăm dò khảo sát tài nguyên với mục tiêu chính như sau: Đến năm 2017 thăm dò xác định xong phần tài nguyên, trữ lượng than nằm ở bể than Quảng Ninh; đồng thời tiến hành thăm dò tỷ mỷ một phần nơi có dự án của bể than Đồng bằng Sông Hồng. Duy trì và nâng cao sản lượng hợp lý của các mỏ hiện có, giảm dần các mỏ lộ thiên, đồng thời xây dựng các mỏ mới ở vùng Quảng Ninh, tập trung đầu tư các mỏ xuống sâu công suất lớn. Để đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế theo Quy hoạch phát triển ngành than VN giai đoạn 2015-2025 phải đầu tư bổ sung 19 mỏ mới với tổng công suất 61 triệu tấn/năm (bảng 7), bao gồm: 5 mỏ của Vinacomin (công suất 13 triệu tấn/năm); 9 mỏ tại khu vực mới Mạo Khê – Tràng Bạch, Bảo Đài và Đông Triều – Phả lại với tổng công suất tới 23,5 triệu tấn/năm và 5 mỏ ở bể than đồng bằng sông Hồng (công suất 25 triệu tấn/năm). Để sản xuất 100 triệu tấn/than vào năm 2025 buộc phải huy động than đồng bằng sông Hồng. Đây là bể than có tiềm năng lớn, nhưng đây cũng là vựa lúa của Việt Nam. Hơn nữa điều kiện địa chất rất ở đây rất phức tạp; công nghệ khai thác có nhiều khó khăn. Trước mắt TKV đẩy mạnh việc nghiên cứu công nghệ (công nghệ khí hoá than và công nghệ khai thác truyền thống) và chuẩn bị đầu tư khai thác than thử nghiệm một số mỏ ở bể than đồng bằng sông Hồng. Phấn đấu sau năm 2015 đưa một số mỏ than công suất mỗi mỏ 3-6 triệu tấn/năm vào hoạt động như các mỏ ở Hưng Yên, Thái Bình… Trong đó có một mỏ sẽ thử nghiệm công nghệ khí hóa than hầm lò. Ba bước trong công nghệ khí hóa than sẽ được thực hiện bao gồm: Khí hóa than + thanh lọc khí tổng hợp + sử dụng than/hóa lỏng than. Nếu dự án thử nghiệm thành công sẽ được nhân rộng cho khu vực khác. Quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật mỏ tiên tiến như: Quy hoạch các nhà máy sàng tuyển tập trung với dây chuyền tuyển linh hoạt; quy hoạch đổ thải tận dụng tối đa các bãi thải trong; quy hoạch hệ thống đường vận tải, cảng than độc lập; giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của hoạt động khoáng sản tới môi sinh và môi trường. Bảng 8- Quy hoạch phát triển mỏ ở Việt Nam
Giai đoạn đến 2015 xây dựng 6 nhà máy tuyển than với tổng công suất khoảng 40 triệu tấn/năm: Khe chàm (15,0 triệu tấn/năm); Mông dương (2,0 triệu tấn/năm); Lép mỹ (6,0 triệu tấn/năm); Hà lầm (10,0 triệu tấn/năm); Vàng danh 2 (3,5 triệu tấn/năm); Khe Thần 1 (4,0 triệu tấn/năm). Giai đoạn 2016-2025: xây dựng nhà máy tuyển Khe Thần 2 hoặc Bảo Đài (12,0 triệu tấn/năm) ở khu vực Bảo đài, nhà máy tuyển Đông Triều – Phả Lại (công suất 10,0 triệu tấn/năm) cho 4 mỏ ở khu vực Đông Triều – Phả Lại. Đẩy nhanh việc nghiên cứu công nghệ, triển khai chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, đặc biệt là khí hoá và hoá lỏng than nhằm nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của than. 5 Cơ hội và thách thức phát triển ngành than Việt Nam Mục tiêu phát triển bền vững ngành than với sản lượng khoảng 100 triệu tấn than thương phẩm giai đoạn 2025-2030 trong đó Tập đoàn TKV vẫn giữ vai trò chủ đạo sản xuất trên 90% sản lượng than toàn quốc. Cơ hội phát triển có, nhưng thách thức phát triển gặp phải không nhỏ. Cơ hội: Nhu cầu năng lượng ở trong nước tăng cao đặc biệt là than; Giá than trong nước sẽ theo giá thị trường hóa; Thách thức: Công nghệ khai thác và chế biến còn lạc hậu, điều kiện hạ tầng kém, hệ thống vận chuyển, đường xá, cầu cống, bến cảng và kho bãi cần hoàn thiện nhiều. Thiếu vốn đầu tư cho khảo sát thăm dò, khai thác, xây dựng cơ sở hạ tầng và tuyển, khoáng, đặc biệt là ngoại tệ. Thiếu công nghệ và kỹ thuật quản lý hiện đại, kể cả khai thác và chế biến. Điều kiện địa chất mỏ phức tạp, biến động lớn, nhiều phay phá, yêu cầu bảo vệ môi trường chặt chẽ, khai thác xuống sâu, gia tăng chi phí và rủi ro trong khai thác than ở ĐBSH còn lớn. Để đảm bảo an ninh năng lượng VINACOMIN phải hợp tác với các nhà đầu tư và các đối tác nước ngoài để: Tăng cường thăm dò địa chất, thăm dò các khu vực mỏ mới và bể than đồng băng sông Hồng; Đầu tư xây dựng các mỏ hầm lò mới, nâng công suất các mỏ than hiện có; Tăng cường cơ giới hóa các mỏ than hầm lò; Quy hoạch và đầu tư vào cơ sở hạ tầng vùng mỏ như xây dựng trung tâm tuyển khoáng với dây chuyền hiện đại, hệ thống vận chuyển và cảng tiên tiến Lựa chọn công nghệ thích hợp như khí hóa than và phương pháp khai thác truyền thống ở bể than ĐBSH Mở rộng hợp tác trong khu vực, quy hoạch bến cảng biển nhập khẩu than ở phía Nam; Hợp tác đầu tư với các nhà sản xuất than nước ngoài để nhập than. Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển mỏ. Kết luận: Nhu cầu khai thác khoáng sản ngày càng lớn trong khi cơ sở hạ tầng, công nghệ và trình độ quản lý còn hạn chế; VINACOMIN là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh đa ngành, đứng đầu Việt Nam trong khai thác khoáng sản và hiện tại đang có các dự án khai thác mỏ lớn như khai thác antraxít tại Quảng Ninh, than á bi-tum ở ĐBSH và xây dựng cơ sở hạ tầng mỏ; VINACOMIN sẵn sàng hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp các nước để phát triển công nghệ khai khoáng theo cách thức thân thiện với môi trường và an toàn, góp phần phát triển kinh tế và ổn định trong khu vực. Để phát triển bền vững ngành than: Giá năng lượng phải thị trường hóa và có chính sách thuế phù hợp; Cấp phép thăm dò và khai thác than cho Tập đoàn VINACOMIN theo Quy hoạch phù hợp với Luật và mô hình quản lý của Tập đoàn; Thành lập ban chỉ đạo nhập khẩu than và hỗ trợ cơ chế chính sách đầu tư ra nước ngoài (mua mỏ, đầu tư phát triển mỏ ở nước ngoài và nhập khẩu than) Các tin khác
|
Map
Tư vấn trực tuyến
khám phá
Quảng cáo
|