Hình ảnh Thông tin cần biết Thống kê truy cập
Online: 23
Truy cập: 4.452.405
|
Tác động của BĐKH – NBD tới các doanh nghiệp ngành Thép Việt Nam và các giải pháp ứng phóThứ Hai, 02 Tháng Bảy 2012 10:43 SA
Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của Tổng công ty thép Việt Nam
TS. Nghiêm Gia Tổng Công ty Thép Việt Nam Tạp Chí Môi trường số 03/2011
Nhằm hạn chế tác động do biến đổi khí hậu (BĐKH) và đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp với BĐKH và nước biển dâng (NBD) của Việt Nam, góp phần hoàn thành nhiệm vụ trong “Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH”, Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường (Bộ Công Thương) đã giao cho Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) triển khai thực hiện Dự án “Đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH và NBD của ngành Thép Việt Nam”. Mục tiêu của Dự án là đánh giá tác động của BĐKH và NBD đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh của ngành Thép Việt Nam (chủ yếu là của VNSTEEL), đồng thời đề xuất giải pháp ứng phó phù hợp với BĐKH và kịch bản NBD ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh của ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.
1. Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với doanh nghiệp Như chúng ta đã biết, tác nhân gây ra sự BĐKH do hoạt động sản xuất của ngành Thép Việt Nam (chủ yếu của VNSTEEL) là sự phát thải khí nhà kính trong sản xuất thép; Sự phát thải bụi và khí thải do hoạt động của một số đơn vị sản xuất thép Việt Nam tại một số công đoạn: thiêu kết quặng sắt, luyện gang, luyện thép bằng lò điện (EAF)… Có thể nói, các tác động của BĐKH, NBD đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của ngành Thép Việt Nam như: Tác động thiệt hại về kinh tế (tính riêng năm 2008 – 2010 lên tới hàng trăm tỷ đồng), trong đó: Do ngập úng Nhà máy thép Tây Đô, phải đầu tư sửa mặt bằng bị sụt lún và chống nghiêng ống khói lò nung phôi mất trên 10 tỷ đồng và lượng phôi bị trôi mất gần 50 tấn thiệt hại gần 0,6 tỷ đồng; Chi phí chống sạt lở bờ mỏ và bóc đất mở vỉa của mỏ Phấn Mễ mỗi năm tăng lên 30 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đợt mưa kéo dài (từ ngày 5 – 20/10/2010) tại Hà Tĩnh đã gây thiệt hại cho mỏ quặng sắt Thạch Khê (đang trong giai đoạn bóc đất tầng phủ) gần 14 tỷ đồng. Bên cạnh đó, làm tăng giá thành sản xuất gang theo công nghệ lò cao (hạn hán làm thiếu nước tuyển rửa quặng nên đất chay trong quặng lớn; chi phí làm mát thiết bị lò cao…); Tăng giá thành sản xuất thép bằng lò điện và làm phát sinh nhiều khí, bụi thải (tăng chi phí làm mát biến thế lò điện, giảm chất lượng thép phế nạp lò gây ra tiêu hao điện năng nhiều hơn)… Trước những nguyên nhân kể trên, Dự án đã đề xuất 3 nhóm giải pháp gồm: Nhóm 1: Về công nghệ nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất gang thép ở Việt Nam: Xử lý và nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào; Thay đổi nhiên liệu và sử dụng năng lượng hiệu quả; Cải tiến và đổi mới công nghệ. Các giải pháp này nhằm lựa chọn công nghệ tiêu hao ít nhiên liệu, năng lượng, phát thải ít, thân thiện với môi trường, nâng cao tuổi thọ thiết bị, rút ngắn chu kỳ luyện. Sử dụng nguyên nhiên liệu sạch và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất gang, phôi thép và cán thép; Sử dụng nhiệt dư và khí dư trong quá trình luyện cốc, luyện gang và luyện thép để tái sử dụng cho sản xuất gang thép. Nhóm 2: Nâng cao hiệu quả Dự án đầu tư trong ngành Thép Việt Nam phù hợp với BĐKH và NBD: Giải pháp đổi mới công nghệ và hiện đại hóa thiết bị trong khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản; Đầu tư cải tạo và nâng cấp (công nghệ và thiết bị) những nhà máy có thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu “Tăng tỷ lệ quặng thiêu kết và vê viên, thay quặng sống nạp vào lò cao, giảm tiêu hao than cốc cho luyện gang”; “Xử lý thép phế trước khi nạp vào lò điện EAF”…; Đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ và thiết bị đạt trình độ tiên tiến với các nước trong khu vực “Lựa chọn phương pháp dập cốc khô thay cho phương pháp dập cốc ướt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các nhà máy luyện cốc”…; Đầu tư các dự án có quy mô công suất lớn, công nghệ và thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo hiệu quả cao và BVMT. Nhóm 3: Nhận thức, tổ chức quản lý và nguồn lực về BVMT của ngành Thép Việt Nam: Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về BVMT cũng như nhận thức về BVMT: Tìm mọi biện pháp để cho cán bộ lãnh đạo nhận thức đầy đủ về vai trò BVMT đối với sự phát triển của ngành Thép; Tổ chức tuyên truyền sâu rộng để mọi người trong ngành Thép hiểu và thực hiện pháp luật về BVMT. Trong đó có việc phổ biến kiến thức và tăng cường nhận thức về BĐKH và NBD; Cần làm cho các doanh nghiệp hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm về BVMT; Kiện toàn tổ chức quản lý tài nguyên và môi trường; Đào tạo nguồn nhân lực cũng như tăng cường nguồn tài chính và đầu tư nghiên cứu khoa học về BVMT. Trong quá trình triển khai thực hiện không nên coi nhẹ giải pháp nào, vì nếu giải pháp này thực hiện không tốt và kém hiệu quả thì các giải pháp khác sẽ ảnh hưởng. 2. Định hướng hoạt động bảo vệ môi trường ngành thép Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 Do áp dụng các giải pháp nêu trong “Nhóm 1”, các doanh nghiệp sản xuất gang theo công nghệ lò cao hàng năm đã tiết kiệm lượng than cốc rất lớn. Với mức tiêu hao than cốc giảm được 0,01 tấn cốc/tấn gang, mỗi năm Nhà máy luyện gang của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) đã tiết kiệm được 2.500 tấn than cốc (tương ứng với số tiền khoảng 3 tỷ đồng). Mức tiết kiệm than cốc tính/tổng sản lượng gang hàng năm của toàn ngành số tiền tiết kiệm được lên đến hàng chục tỷ đồng. Đồng thời, do đầu tư lò điện siêu công suất hiện đại, sử dụng gang lỏng nạp, lò điện… đã giảm được mức tiêu điện khoảng 30 – 50 Kwh/tấn thép lỏng. Nếu tính trên tổng sản lượng thép sản xuất bằng lò điện hàng năm của toàn ngành thì số tiền tiết kiệm được lên đến hàng chục tỷ đồng. Giảm được lượng khí bụi thải phát tán ra môi trường trong quá trình sản xuất thép lò điện nhờ việc áp dụng đầu tư mới hệ thống lọc bụi; Giảm được lượng khí nhà kính phát tán ra môi trường trong quá trình sản xuất gang, thép nhờ áp dụng các giải pháp “Nhóm 1” và “Nhóm 2”. Về mặt xã hội, do áp dụng các giải pháp “Nhóm 2” và “Nhóm 3” nên một số nhà máy không phải di dời nên đã không ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và đảm bảo ổn định việc làm cho người lao động. Kết quả thực hiện đầu tư mới “Hệ thống lọc bụi” của Công ty CP Thép Biên Hòa (VICASA) là một minh chứng khi áp dụng các giải pháp. Nhận thức về công tác BVMT từ lãnh đạo đến CBNV của ngành Thép Việt Nam nói chung và VNSTEEL nói riêng ngày càng nâng cao; Tư duy về việc tuân thủ các quy định pháp luật về BVMT ngay từ khi bắt đầu lập dự án đầu tư cho đến khi triển khai hoạt động sản xuất đã thay đổi và nâng cao; Góp phần hoàn thành “Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH” của Chính phủ và Bộ Công Thương. Kết luận Việc triển khai thực hiện Dự án “Đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH và NBD của ngành Thép Việt Nam” là hết sức cần thiết. Kết quả áp dụng đồng bộ các nhóm giải pháp nêu trong Dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của VNSTEEL, góp phần hạn chế tác động BĐKH và NBD ở Việt Nam, đồng thời góp phần hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nêu trong “Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH”. Để ứng phó và thích nghi với với BĐKH và kịch bản NBD cần phải thực hiện định hướng “Chiến lược BVMT của Tổng công ty Thép Việt Nam giai giai đoạn 2010 – 2020” theo một số nội dung sau: Lựa chọn và áp dụng các công nghệ tiên tiến trong tất cả các khâu sản xuất (từ khai thác, tuyển và chế biến TNKS cho đến luyện gang, luyện thép, cán thép và sản xuất sản phẩm thép) nhằm đảm bảo tiết kiệm TNKS, tiết kiệm năng lượng hiệu quả, chú trọng áp dụng công nghệ “Sản xuất sạch hơn” và BVMT hiệu quả theo pháp luật; Tìm biện pháp hữu hiệu triển khai nhanh chóng các Dự án đầu tư của VNSTEEL đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam; Chú trọng đầu tư mới hoặc cải tạo thiết bị để nâng công suất các nhà máy luyện và cán thép hiện có đạt trình độ tiên tiến với các nước trong khu vực; Đầu tư chiều sâu, đổi mới và nâng cao chất lượng thiết bị xử lý ô nhiễm nhằm BVMT hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cần lấy phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải, hạn chế phát sinh chất thải gây tác động đến môi trường bằng việc sử dụng công nghệ ít tiêu tốn vật tư và “nguyên liệu sạch”, kết hợp với biện pháp xử lý cuối nguồn. Đầu tư nghiên cứu, triển khai các giải pháp ứng phó với BĐKH và NBD nhằm BVMT hiệu quả. Duy trì và phát triển bền vững mức tăng trưởng sản xuất của VNSTEEL nhằm đáp ứng nhu cầu các sản phẩm thép cho xã hội và các ngành công nghiệp với mức bình quân hàng năm trên 15% gắn với BVMT. Nâng cao nhận thức về BVMT và BĐKH cho các doanh nghiệp của VNSTEEL. Chú trọng xây dựng, củng cố và kiện toàn tổ chức quản lý hoạt động BVMT của VNSTEEL nhằm phát huy và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về BVMT. Đồng thời, tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao vị thế của từng doanh nghiệp của VNSTEE, đáp ứng nhu cầu việc làm, thu nhập cho người lao động và đóng góp cho xã hội. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý kinh tế và BVMT nhằm tận dụng tối đa nguồn lực về KHCN và tài chính cho phát triển sản xuất và kinh doanh của VNSTEEL. Đặc biệt, cần sự tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các chuyên gia và tổ chức quốc tế về kinh nghiệm và nguồn lực trong ứng phó với BĐKH. Để triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH” đã được Thủ tướng Chính phủ phê và Chương trình kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của Bộ Công Thương, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đề nghị “Bộ Công Thương cấp bổ sung kinh phí cho VNSTEEL để thực hiện Chương trình nghiên cứu giai đoạn 2 của Dự án.
Các tin khác
|
Map
Tư vấn trực tuyến
khám phá
Quảng cáo
|