Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 29
Truy cập: 4.452.180

Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ Hai, 20 Tháng Tám 2012 8:25 SA

SỰ PHỐI HỢP UNDP VÀ BỘ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Nhóm  tác giả: TS. Nguyễn Tùng Phong  - Đội  trưởng; Các  thành viên: TS. Roger Few, Ths. Philip Buckle, Ths. Terry Canon, ThS. Dương Quốc Huy, TS. Trần Thanh Tùng, TS. Ngô Lê Long, TS. Lương Quang Huy, ThS. Trần Phương Liên, KS. Lê Quang Ảnh, CN. Bạch Phương Liên.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Việt Nam nằm  trong vùng nhiệt đới gió mùa,  là một  trong năm ổ bão của khu vực châu Á  - Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khốc liệt. Trong hơn 65 năm qua, thiên tai đã xảy ra ở hầu khắp các khu vực trên cả nước, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội và tác động xấu đến môi trường. Trong 10 năm trở lại đây, trung bình hàng năm có tới 750 người chết và mất tích, thiệt hại về tài sản ước tính tương đương khoảng 1-1,5% GDP. Thêm  vào đó, biến đổi khí  hậu  toàn cầu đã  và đang  làm thiên tai ở nước ta có chiều hướng ngày càng phức tạp, gia tăng nhiều hơn so với những thập kỷ trước về cả quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường.

Trong khuôn khổ dự án "Nâng cao năng  lực  thể chế về Quản  lý rủi ro thiên  tai  tại Việt Nam, đặc biệt  là các  thiên  tai  liên quan đến Biến đổi khí hậu (SCDM)" do Chương  trình Phát  triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tài  trợ  thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát  triển nông  thôn, cuốn  tài liệu  chuyên  khảo  về  quản  lý  rủi  ro  thiên  tai  (QLRRTT)  và  thích  ứng  với  biến  đổi  khí  hậu (BĐKH) nhằm phục vụ cho công tác và các hoạt động đào tạo đã được biên soạn. 

Cuốn  tài  liệu do các chuyên gia của Trung  tâm Đào tạo và Hợp  tác Quốc tế - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Trường Đại học Thủy lợi cùng với nhóm tư vấn Quốc tế thuộc Trường đại học RMIT (Úc), Đại học Đông Anglia và Đại học Sussex (Anh) nghiên cứu và xây dựng.

Tài liệu đã tổng hợp và cập nhật các kiến thức về QLRRTT và thích ứng với BĐKH, QLRRTT dựa vào cộng đồng, đồng  thời dựa  trên những kết quả đánh giá nhu cầu đào  tạo tại 3  tỉnh  thí điểm là Cao Bằng, Bình Thuận và Cần Thơ (tháng 11/2009), kết quả tham vấn 10 tỉnh đại diện cho các khu vực có đặc trưng  thiên  tai khác nhau  trong cả nước (tháng 1/2010) và các ý kiến của Hội chữ thập đỏ và các Tổ chức phi chính phủ (tháng 12/2010). Trong quá trình xây dựng tài  liệu, các chuyên gia kỹ thuật của UNDP thường xuyên góp ý    về nội dung và chỉnh sửa chi tiết theo các quan điểm mới về QLRRTT và BĐKH đang được áp dụng ở các nước trong khu vực  và  trên  thế  giới. Đồng  thời,  tài  liệu  cũng  đã  được  các  cơ  quan  liên  quan  của Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét và góp ý kiến.

BỐ CỤC BÁO CÁO

Đây có  thể coi  là một bộ  tài  liệu chuyên khảo, cung cấp  những kiến  thức  từ cơ bản đến  nội dung  chuyên  sâu  và  chi  tiết  về QLRRTT  và  thích ứng  với BĐKH, QLRRTT  dựa  vào  cộng đồng cho các giảng viên và học viên, các cán bộ đang công  tác và hoạt động  trực  tiếp  trong lĩnh vực QLRRTT và BĐKH cũng như các cán bộ ngoài ngành. Dựa trên tài liệu chuyên khảo này, các giảng viên sẽ xây dựng được các chương trình và nội dung đào tạo riêng biệt dành cho các đối tượng học viên cấp tỉnh, huyện cũng như hỗ trợ triển khai các hoạt động đào tạo trong khuôn khổ Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở Việt nam. Tài liệu gồm 9 chương, với các nội dung chính như sau:

1.  Chương 1. Giới thiệu về rủi ro thiên tai. Giới thiệu các khái niệm về hiểm họa, thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro thiên tai và giải thích mối liên quan giữa các hiện tượng nêu trên. Đồng thời, trình bày các thuật ngữ về BĐKH, thích ứng và giảm nhẹ tác động do BĐKH. Mô tả chi tiết các nguyên nhân, ảnh hưởng, tác động của các hiểm họa tự nhiên và các loại hình hiểm họa tự nhiên thường xuất hiện ở Việt Nam.
2.  Chương 2. Cơ cấu tổ chức Quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu. Giới thiệu những  thông  tin chung về cơ cấu  tổ chức, quản  lý  trong   QLRRTT và BĐKH của  thế giới và Việt Nam.
3.  Chương 3. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Trình bày các khái niệm cơ bản về BĐKH và tình hình BĐKH ở ViệtNam.
4.  Chương 4. Quản  lý Rủi  ro Thiên  tai. Giới  thiệu chi  tiết các phương pháp áp dụng trong  QLRRTT,  xác  định  được  các  thành  phần  khác  nhau  của  tình  trạng  dễ  bị  tổn thương và đóng góp của các thành phần này tới tác động của thiên tai. Đồng thời, mô tả các yêu cầu quan trọng đối với cán bộ làm công tác QLRRTT.

5.  Chương  5. Đánh  giá  rủi  ro  thiên  tai. Trình  bày mục  đích  của  việc  đánh  giá  rủi  ro thiên  tai, các  thông  tin quan  trọng cần phải  thu  thập  và phân  tích, quy  trình đánh giá hiểm hoạ. Đồng thời, mô tả các nguyên tắc tiếp cận có sự tham gia và sử dụng các công cụ đánh giá có sự tham gia phù hợp cũng như phương pháp lập báo cáo đánh giá rủi ro.
6.  Chương 6. Giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Trình bày sự khác nhau của các biện pháp và
hoạt  động  giảm  thiểu  rủi  ro,  hiểm  họa  đặc  thù  ở Việt Nam  và  hướng  dẫn  xây  dựng chiến lược cho việc tổng hợp và áp dụng các kiến thức đào tạo ở cộng đồng.  
7.  Chương 7. Quản  lý rủi ro  thiên  tai dựa vào cộng đồng. Cung cấp các nội dung cơ bản về QLRRTT dựa vào cộng đồng (CBDRM) và vận động chính sách. Ngoài ra, qua bài  tập  thực  hành giúp  học viên có  thể  lập được kế hoạch  thực  hiện QLRRTT ở cấp cộng đồng.                                     
8.  Chương  8. Thích ứng BĐKH  và  tích hợp  thích ứng BĐKH  với  giảm nhẹ  rủi  ro thiên  tai. Giúp cho người đọc hiểu được khái  niệm  thích ứng  với BĐKH  và các loại hình thích ứng với BĐKH (thích ứng dự phòng, thích ứng tự điều khiển và thích ứng có kế  hoạch). Trình  bày tầm  quan  trọng  của việc  kết  hợp  và  các mối  quan  hệ giữa  thích ứng giữa BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, những thách thức và cơ hội trong việc tích hợp thích ứng BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai với phát triển.
9.  Chương 9. Đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ.  Giới thiệu nghĩa quan trọng của quản  lý thông tin chính xác và kịp thời, sử dụng các mẫu báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu nhân đạo sau  thiên  tai, nhận  thức  tầm quan  trọng của nhu cầu  thông  tin  trước và sau thiên tai.

Download tài liệu tại đây

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim