Hình ảnh Thông tin cần biết Thống kê truy cập
Online: 18
Truy cập: 4.452.088
|
Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến hoạt động khai thác - chế biến Titan ven biển miền TrungThứ Bảy, 18 Tháng Tám 2012 3:57 CHKS. Võ Thị Cẩm Bình và nnk Trung tâm Môi trường Công nghiệp (CIE)
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang xảy ra ở vùng ven biển miền Trung. Các hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến quặng titan ven biển sẽ là một trong những hoạt động bị đe dọa nghiêm trọng bởi BĐKH và nước biển dâng (NBD). BĐKH trở thành thách thức lớn đối với sự phát triển của Ngành Công nghiệp Titan Việt Nam.
Nhằm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó với BĐKH, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đã triển khai thực hiện và hoàn thành Nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến các hoạt động khai thác và chế biến sa khoáng titan ven biển và đề xuất giải pháp ứng phó” trong tháng 6/2012. Qua số liệu thống kê và điều tra từ các doanh nghiệp khai thác và chế biến sa khoáng titan ven biển miền Trung, từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, nhận thấy từ hoạt động thăm dò, khai thác cho đến chế biến titan đều đang phải gánh chịu những ảnh hưởng từ BĐKH. Các loại hình BĐKH ảnh hưởng nhiều nhất chủ yếu là mưa bão, lũ lụt và hạn hán, NBD và xâm nhiễm mặn. Việc gia tăng số ngày nắng nóng do nhiệt độ ngày càng tăng góp phần làm cho hạn hán xảy ra với cường độ mạnh hơn, gay gắt và thời gian kéo dài hơn trong mùa khô, dẫn đến hiện tượng xâm nhiễm mặn diễn ra tại một số nơi. Do đặc thù của quá trình khai thác và tuyển quặng titan cần sử dụng một lượng nước tương đối lớn cho vận chuyển quặng, tuyển rửa, phân cấp. Do đó, nhiệt độ tăng với cường độ mạnh và kéo dài về mùa khô hạn, cùng với tình trạng hạn hán gia tăng, đã dẫn đến việc cấp nước cho hoạt động khai thác và tuyển quặng thêm khó khăn và tốn kém. Việc sử dụng lượng nước lớn còn làm ảnh hưởng tới cân đối nước trong vùng (đặc biệt ở những khu vực khai thác và tuyển quặng titan vùng cát đỏ ven biển huyện Bắc Bình-Bình Thuận; Ninh Phước-Ninh Thuận), vốn đã khan hiếm nước. BĐKH làm mưa lũ gia tăng vào mùa mưa, khi có mưa lớn sẽ làm giảm khoảng 20-30% sản lượng khai thác. Mưa nhiều gây ngập úng các đường nội bộ và cơ sở hạ tầng khu vực, khó khăn cho công tác vận chuyển tinh quặng, sản phẩm; gây hư hại cơ sở hạ tầng của khu vực (làm tốc mái nhà xưởng, hoen gỉ các chân đế thiết bị, máy móc,...), làm xói mòn, thất thoát nguồn tài nguyên sa khoáng titan ven biển, làm tăng khả năng phát tán các chất phóng xạ có trong nước thải của khu vực khai trường, khu xưởng tuyển ra ngoài môi trường, đặc biệt là gây ô nhiễm nguồn nước do phóng xạ. Tuy nhiên, những tác động này không xảy ra thường xuyên, chỉ bị ảnh hưởng vào mùa mưa bão (từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm). Biểu hiện của NBD và xâm nhiễm mặn ở các khu vực điều tra là chưa rõ rệt và chưa có số liệu thống kê cụ thể. Tuy nhiên, tại các vùng này đã có biểu hiện của NBD và xâm nhiễm mặn, xu hướng diễn biến ngày càng gia tăng và thường xuyên hơn. Mực nước biển dâng của vùng biểu hiện qua các hình thái như: dâng do thủy triều, dâng do bão lũ và dâng do BĐKH…. Bên cạnh đó, vấn đề được đặt ra khiến cho nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay, đó là hệ thống các đê bao ngăn mặn ven biển đang có nguy cơ sạt lở rất nghiêm trọng, nhiều đoạn đê bị ăn sâu vào cả thân đê, điều này dẫn đến nguy cơ xâm nhiễm mặn sẽ ăn sâu vào trong vùng đất liền (Bình Định, Quảng Nam), nguy cơ nhiễm mặn quặng là rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng quặng, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh BĐKH chung của toàn quốc, dự báo trong thời gian tới các hiện tượng thiên tai, cực đoan có xu hướng gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ tại vùng ven biển miền Trung. Nếu không có các giải pháp nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH thì Ngành Công nghiệp Titan Việt Nam nói chung và hoạt động khai thác và chế biến sa khoáng titan ven biển miền Trung nói riêng trong giai đoạn tới sẽ đứng trước những nguy cơ bị đe dọa do tác động của BĐKH và NBD. Giải pháp ứng phó Trên cơ sở điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng, Nhiệm vụ đã đề ra được các giải pháp ứng phó cụ thể:
Các tin khác
|
Map
Tư vấn trực tuyến
khám phá
Quảng cáo
|