Hình ảnh Thông tin cần biết Thống kê truy cập
Online: 33
Truy cập: 4.452.119
|
Nhiều khó khăn trong quản lý môi trường chăn nuôiThứ Ba, 26 Tháng Giêng 2016 11:38 SA
Ngày 18/1/2016 tại Hà Nội, Viện Khoa học Môi trường thuộc Tổng cục Môi trường tổ chức Hội thảo Quản lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam. Tới dự hội thảo có TS. Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường; TS. Phạm Văn Lợi - Viện trưởng Viện Quản lý môi trường cùng các cơ quan, ban ngành liên quan.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Thế Đồng cho biết: Những năm vừa qua, nhờ chính sách đổi mới, nông nghiệp có tốc độ phát triển cao, đóng góp đáng kể vào phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển với tốc độ nhanh như vậy đã dẫn đến những quan ngại về môi trường, đặc biệt chăn nuôi ở quy mô trang trại, gia đình. Hiện nay đối với việc xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi vẫn còn khoảng 40 – 70% được ủ làm phân bón, khoảng 30 – 60% xả thải trực tiếp ra môi trường (ao, kênh, rạch, mương, đất…) hoặc phần nhỏ được xử lý bằng biogas. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi không có nhà máy xử lý hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn TCVN 37775 – 83. Các chất thải rắn khác như dụng cụ chăn nuôi, vật tư thú y…hầu như chưa được xử lý. Theo số liệu thống kê trong chất thải rắn có chứa 56% đến 83% nước, 1 - 26% chất hữu cơ, 0,32-1,6% nitơ… nhiều loại vi khuẩn, viruts, trứng ký sinh trùng gây bệnh cho người và động vật. Ngoài ra, chất thải khí làm gây ô nhiễm môi trường và mùi. Trong khi đó, công tác xử lý môi trường vẫn còn khó khăn bởi chưa có cơ chế chính sách khuyến khích phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan liên quan; phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ gây khó quản lý và thiếu đầu tư cho xử lý chất thải chăn nuôi; chưa có quy chuẩn dành riêng cho xử lý nước thải chăn nuôi…
Để giải quyết những khó khăn tồn tại trong quản lý chất thải chăn nuôi, các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, Nhà nước cần tăng ngân sách đối với các hoạt động điều tra, khảo sát về môi trường chăn nuôi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường, các chương trình giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi. Nhà nước nên ưu tiên cho các chính sách tài chính, hoạt động phát triển chăn nuôi gắn liền với BVMT. Các địa phương khuyến khích các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc và tầm ảnh hưởng lớn trong BVMT. Các địa phương cần kịp thời báo cáo các cơ quan quản lý cấp trên về các vùng, cơ sở ô nhiễm môi trường để sớm có phương án quản lý và khắc phục hiệu quả. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, phát hiện kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm. Hội thảo lần này cũng đồng thời đưa ra một số giải pháp và giới thiệu một số công nghệ xử lý môi trường trong nông nghiệp tại Nhật Bản. Nguyễn Cường Các tin khác
|
Map
Tư vấn trực tuyến
khám phá
Quảng cáo
|