Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 3
Truy cập: 4.452.551

Khai thác khoáng sản phải bảo vệ môi trường

Thứ Ba, 25 Tháng Ba 2014 4:00 CH

Khai thác khoáng sản phải đi đôi với bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích cho nhân dân và tiến tới không xuất khẩu sản phẩm thô nhằm mang lại lợi ích phát triển kinh tế cao trong tương lai – thông tin tại hội thảo Việt – Úc hợp tác khoáng sản ngày 11/4 tại Hà Nội.

Một phái đoàn của Úc vừa sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác và phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Chín doanh nghiệp của Úc cung cấp thiế bị công nghệ dịch vụ thiết bị mỏ hàng đầu thăm Việt Nam từ ngày 9 đến 12/4 và tham dự hội thảo ngày 11/4 tại Hà Nội cùng các đại diện trong ngàng mỏ Việt Nam thảo luận các kế hoạch cũng như những giải pháp phát triển mới nhất về năng lực dịch vụ ngành mỏ Úc.

Ngài Hugh Borrowman, Đại sứ Úc tại Việt Nam, đánh giá Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản và khai thác mỏ là chìa khóa tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Chuyến thăm của phái đoàn thương mại mỏ hàng đầu Úc sẽ mang đến cho ngành công nghiệp mỏ Việt Nam cơ hội tiếp cận kiến thức và năng lực chuyên môn của Úc.

“Để thích ứng với môi trường hoạt động khắc nghiệt và xa xôi nhất trên thế giới, ngành công nghiệp của chúng tôi liên tục phải cải tiến, nâng cao năng suất và hiệu quả”, ông Hugh Borrowman, nói, “Hiện nay chúng tôi đang xuất khẩu các giải pháp ngành mỏ đi khắp thế giới và chúng tôi hy vọng sự hợp tác lớn mạnh hơn nữa giữa Úc và Việt Nam trong lĩnh vực này.”

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường Nguyễn Ngọc Linh đánh giá sự hợp tác giữa hai nước sẽ giúp Việt Nam khai thác khoáng sản mang lại lợi ích cho nhân dân, phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

Bà Elodie Journet, Tham tán Thương mại Úc tại Việt Nam, cho biết Úc sẽ là đối tác quan trọng về hiệu quả và năng suất đối với Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng năng lượng của quốc gia.

Theo kết quả điều tra của Cục Địa chất&Khoáng sản Việt Nam, đến nay trên phạm vi cả nước có trên 5.000 mỏ và điểm quặng với trên 60 loại khoáng sản khác nhau.

Trong số khoáng sản trên có một số loại có quy mô lớn, tầm cỡ thế giới như bauxit khoảng trên 10 tỷ tấn, đất hiếm trên 9 triệu tấn, titan trên 500 triệu tấn và các loại đá nguyên liệu cho công nghiệp xây dựng.

Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ: Điều tra, đánh giá khoáng sản phải đi trước một bước, làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và dự trữ quốc gia.

Chiến lược sẽ ưu tiên đầu tư cho điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cả phần đất liền và biển, hải đảo để làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản. Thăm dò, khai thác khoáng sản gắn với chế biến và sử dụng hiệu quả. Cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản; phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Mục tiêu của chiến lược là khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao; đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường; hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung với công nghệ tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản.

Bên cạnh đó, chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản quy mô lớn. Các khoáng sản còn lại khai thác chế biến theo nhu cầu trong nước tăng cường dự trữ khoáng sản quốc gia làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng – Bộ Công thương, nhấn mạnh chiến lược đến năm 2020, tầm nhìn 2030 khẳng định không xuất khẩu sản phẩm thô mà phải qua chế biến nhằm mang lại giá trị kinh tế cao.

Minh Phúc

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim