Hình ảnh Thông tin cần biết Thống kê truy cập
Online: 2
Truy cập: 4.452.541
|
Cẩn trọng khi khai thác, chế biến đất hiếmThứ Ba, 25 Tháng Ba 2014 3:57 CHKhi thai thác và chế biến đất hiếm chúng ta phải cẩn trọng nếu không chất phóng xạ thoát ra sẽ gây hại cho môi trường và sức khỏe – các chuyên gia cảnh báo. Theo PGS.TS Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên&Môi trường, với các tính chất đặc biệt về vật lý và hóa học của đất hiếm, trong nhiều năm qua đất hiếm đã trở thành đối tượng được nghiên cứu đặc biệt và từ đó đã phát minh tạo ra nhiều ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao cho nhiều ngành công nghiệp. “Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, chế biến đất hiếm sẽ phát sinh nhiều nguyên tố độc hại và có tính phóng xạ, vì vậy nếu khai thác, chế biến đất hiếm không đúng quy trình kỹ thuật có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và những hệ lụy về môi trường, sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác”, TS Tuyến cảnh báo. Lâu nay nước ta cũng có khai thác đất hiếm nhưng công nghệ còn lạc hậu, chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công và dẫn đến tổn thất tài nguyên lớn (có những mỏ tổn thất tới 60%), công suất thấp, không tách được hết thành phần nguyên tố hiếm; Việt Nam cũng đã nghiên cứu sử dụng đất hiếm trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, chế tạo hợp kim gang, thép, thủy tinh, bột màu... nhưng vẫn chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm hoặc qui mô nhỏ. Đất hiếm, thật ra không hiếm, nhưng sở dĩ chúng “hiếm” vì công nghệ khai thác và xử lý thường đắt, thậm chí nguy hiểm bởi yếu tố rủi ro cao đối với khả năng gây tổn hại môi trường (quặng đất hiếm thường xuất hiện gần trầm tích các chất phóng xạ chẳng hạn thorium hoặc uranium). Việc khai thác, chế biến đất hiếm có nguy cơ gây ô nhiễm hơn là khai thác các loại như than đá, dầu mỏ rất nhiều. Vì chế biến đất hiếm phải dùng nhiều loại hóa chất có ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, trong đất hiếm có những khoáng chất mang tính phóng xạ với cường độ cao hơn những loại phóng xạ khác; tức chứa đựng hai nguy cơ: ô nhiễm hóa chất và ô nhiễm phóng xạ. Để làm tốt công tác này, chất lượng của công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến đất hiếm có vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa ô nhiễm khi xem xét đầu tư dự án và kiểm soát ô nhiễm sau khi dự án đi vào vận hành – TS Tuyến chia sẻ tại hội thảo góp ý “Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác và chế biến đất hiếm” ngày 28/2 ở Hà Nội. Theo thống kê chưa đầy đủ, ước tính trữ lượng đất hiếm của Việt Nam có thể từ 17 đến 22 triệu tấn. Nước ta có cả hai dạng mỏ đất hiếm: Thứ nhất, dạng mạch đá trong nền đá cổ ở Sơn La, Lai Châu, Yên Bái và trong các dải cát đen ven biển ở miền Trung. Thứ hai, mỏ Đông Pao đến nay được xem là lớn nhất nằm trên địa phận xã Bản Hom, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Mỏ Đông Pao bao gồm trên 30 thân quặng lớn nhỏ đã được tìm kiếm tỉ mỉ với tài nguyên trữ lượng đạt trên 10,6 triệu tấn R2O3; 34,7 triệu tấn CaF2; 66,7 triệu tấn BaSO4. Hiện tại, mới chỉ tiến hành khai thác quặng fluorit với sản lượng hàng năm khoảng 1.000 tấn CaF2 cung cấp cho luyện kim. Hiện tại trên thế giới, các quốc gia có đất hiếm như Trung Quốc (27 triệu tấn, chiếm 30,6% của thế giới), Mỹ (13 triệu tấn, chiếm 14,70%), Australia (5,2 triệu tấn), Ấn Độ (1,1 triệu tấn), Brazil (0,84 triệu tấn)… Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn, sản lượng khai thác hàng năm là khoảng 125.000 tấn.
Minh Phúc
Các tin khác
|
Map
Tư vấn trực tuyến
khám phá
Quảng cáo
|