Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 13
Truy cập: 4.451.885

Hoạt động khai thác, chế biến Titan trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận: Thực trạng và giải pháp

Thứ Tư, 20 Tháng Sáu 2012 11:36 SA

Việt Nam vốn có nguồn tài nguyên quặng titan, phân bố rộng rãi trên nhiều vùng lãnh thổ và điều kiện khai thác khá thuận lợi.

Việt Nam vốn có nguồn tài nguyên quặng titan, phân bố rộng rãi trên nhiều vùng lãnh thổ và điều kiện khai thác khá thuận lợi. Công nghệ khai thác, chế biến titan cũng ngày càng hiện đại, có thể thu được các sản phẩm chế biến sâu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ninh Thuận là tỉnh ven biển có tiềm năng về khoáng sản titan. Quặng titan của tỉnh phân bố ở dải đồi cát ven biển thuộc địa giới hành chính huyện Thuận Nam và huyện Ninh Phước với tổng diện tích phân bố khoảng 4.345 ha. Toàn bộ diện tích khu vực có quặng sa khoáng titan của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007-2015, định hướng đến năm 2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 và thuộc danh mục các mỏ thăm dò, khai thác quy mô công nghiệp giai đoạn 2007-2015 tại văn bản số 1580/VPCP-KTN ngày 12/03/2010 của Văn phòng Chính phủ.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 06 doanh nghiệp đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho thăm dò, khai thác.Theo chủ trương chung của tỉnh, khai thác titan phải gắn với chế biến sâu để tránh tình trạng xuất khẩu thô và nâng cao giá trị kinh tế sản phẩm. Trong 06 doanh nghiệp được tỉnh chấp thuận, có 05 doanh nghiệp sẽ đầu tư nhà máy chế biến sâu quặng titan tại tỉnh, trừ Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản Ninh Thuận nhưng Công ty phải cam kết bán toàn bộ quặng titan khai thác được cho các doanh nghiệp có nhà máy chế biến sâu titan tại tỉnh.

Hiện nay, một số doanh nghiệp đang trong giai đoạn thăm dò, riêng Công ty cổ phần khoáng sản Sài Gòn – Ninh Thuận là doanh nghiệp đầu tiên được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác sa khoáng titan tại tỉnh. Hiện Công ty đang tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng trong phạm vi được cấp phép khai thác. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã tiến hành đàm phán với các đối tác cung cấp thiết bị, công nghệ để lập dự án đầu tư chế biến xỉ titan. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã cấp giấy phép tận thu khoáng sản Ilmenite tại khu vực Nam Cương, xã An Hải, Ninh Phước cho Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản Ninh Thuận.

Trên các phương tiện thông tin cho thấy, quá trình khai thác, chế biến titan dọc các tỉnh ven biển miền Trung hiện nay đã gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, là một trong những tỉnh có tiềm năng về quặng titan, do đó khi tiếp nhận các dự án đầu tư, UBND tỉnh Ninh Thuận đã rất chú trọng đến việc lựa chọn các doanh nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm và công nghệ khai thác hiện đại để triển khai đầu tư các dự án titan tại tỉnh.

Đối với việc đầu tư các nhà máy tuyển tinh quặng và chế biến sâu titan, do công nghệ chế biến có thể sử dụng nhiều hoá chất độc hại, nhất là sản xuất pigment và nguy cơ phát sinh các nguyên tố phóng xạ, nên UBND tỉnh đã định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư nhà máy trong Khu công nghiệp Phước Nam, đảm bảo gần trung tâm nguyên liệu, sẽ giảm giá thành sản phẩm vừa thuận lợi về mặt giao thông, kinh tế và môi trường cũng như tiết kiệm quỹ đất cho địa phương.

Một trong những điều quan tâm đối với các nhà đầu tư titan là việc lựa chọn loại hình công nghệ chế biến. Trong thành phần quặng tinh titan có Ilmenite (FeTiO3), Rutil (TiO2), Anatas (TiO2), Leucoxen (TiO2 .nH20), Zircon (ZrSiO4), Monazit (Ce,La,…)Po4. Các sản phẩm thương mại chế biến từ titan có thể là: xỉ titan, rutil nhân tạo, pigment, titan kim loại,…trong số các sản phẩm đó thì xỉ titan có xu hướng tăng dần, sẽ là nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất pigment TiO2 và titan kim loại; pigment được dùng rộng rãi cho các ngành công nghiệp sơn, chất dẻo và giấy. Các nhà đầu tư titan tại Ninh Thuận hiện nay đang chú trọng chủ yếu vào 03 loại sản phẩm xỉ titan, bột zircon siêu mịn và pigment.

Để đầu tư thật sự có hiệu quả về kinh tế mà vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, các doanh nghiệp đầu tư titan vào tỉnh cần chú ý một số giải pháp sau:

- Về thiết bị, công nghệ : Phải lựa chọn công nghệ, thiết bị hiện đại, tiêu hao năng lượng thấp, suất tiêu tốn nguyên vật liệu thấp hơn và xử lý môi trường triệt để hơn, đồng thời cho ra sản phẩm chất lượng tốt, ổn định hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.

- Giải pháp cấp nước: thực tế nguồn nước để tuyển quặng cho vùng cát đỏ ở Ninh Thuận rất khó khăn, cụ thể nguồn nước mặt gần vùng quặng nhất là sông Lu nhưng đây là con sông nhỏ được thiết kế chủ yếu dùng để tưới tiêu cho 2.100 ha đất sản xuất nông nghiệp (70-80%) và cấp nước sinh hoạt (5-10%). Còn nước ngầm trong tầng cát đỏ cũng rất nghèo (mực nước ngầm khu Từ Hoa- Từ Thiện từ 24-30m, khu Sơn Hải từ 30-40m); do đó trước khi tiến hành khai thác các doanh nghiệp cần tổ chức khảo sát, thiết kế hồ chứa, xây dựng đường ống,..cấp nước cho phù hợp tránh tình trạng khai thác nước ngầm quá mức gây xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhân dân quanh khu vực dự án.

- Giải pháp bảo vệ môi trường: ngoài việc sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình khai thác, tránh hiện tượng cát bay, cát nhảy, xáo trộn cảnh quan, tiến hành phục hồi môi trường sau khai thác thì giai đoạn chế biến sâu các sản phẩm titan cũng cần có giải pháp bảo vệ môi trường hợp lý. Đặc biệt đối với công nghệ Sulfat sử dụng nhiều hoá chất là axit sulfuric bắt buộc phải đầu tư xưởng sản xuất axit, kết hợp với xưởng pigment sẽ tạo ra lượng chất thải rất lớn, với nhiều chất thải nguy hại khó xử lý, do đó cần thiết phải đầu tư công nghệ sản xuất sạch.

Nhằm khai thác được tiềm năng quặng titan và đồng thời triển khai đầu tư các dự án khác, địa phương có một số kiến nghị như sau:

- Theo chủ trương của Chính phủ tại Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản là không cấp phép thăm dò, khai thác mới đối với quặng titan. Do đó, để thúc đẩy tiến độ khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên tiềm năng này, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ xem xét có văn bản chỉ đạo cho phép UBND tỉnh cấp phép khai thác tận thu khoáng sản titan cho Công ty Cổ phần khoáng sản và Đầu tư Quang Thuận trong phạm vi diện tích 148,7 ha (trùng với diện tích Nhà máy điện hạt nhân 1) để nhanh chóng trả lại mặt bằng triển khai xây dựng Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 trước năm 2013.

- Các Bộ, ngành có hướng nghiên cứu, xem xét cho các doanh nghiệp tại tỉnh tiến hành đồng thời cùng lúc các dự án đầu tư khai thác titan và đầu tư điện gió vì phần lớn các vùng có phân bố quặng titan tại tỉnh đều trùng với vùng tiềm năng gió đã được cấp phép cho một số nhà đầu tư.

- Thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm được chế biến từ quặng titan cũng cần được nghiên cứu giảm thiểu để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu tại tỉnh.

Sở Công Thương Ninh Thuận

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim