Hình ảnh Thông tin cần biết Thống kê truy cập
Online: 18
Truy cập: 4.451.714
|
Ứng dụng công nghệ sinh học nhằm giảm lượng khí thải, thích ứng biến đổi khí hậuThứ Ba, 26 Tháng Tám 2014 1:57 CHMột số thông tin mới về cây trồng biến đổi gen, những hệ thống văn bản quản lý mới về an toàn sinh học, những vấn đề cấp bách liên quan đến biển đổi khí hậu mà cây trồng biến đổi gen có thể góp phần giải quyết...
Một số thông tin mới về cây trồng biến đổi gen, những hệ thống văn bản quản lý mới về an toàn sinh học, những vấn đề cấp bách liên quan đến biển đổi khí hậu mà cây trồng biến đổi gen có thể góp phần giải quyết... đã được nhiều chuyên gia của Việt Nam và nước ngoài chia sẻ tại Hội thảo "Vai trò của Công nghệ sinh học đối với giảm lượng khí thải, thích ứng biến đổi khí hậu và tăng thịnh vượng cho nông dân" do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức ngày 19/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo đã tập trung vào đánh giá tiềm năng to lớn của ngô sử dụng công nghệ sinh học và vai trò của nó trong việc giúp Việt Nam giảm khí nhà kính và làm cách nào để ngô sử dụng công nghệ sinh học có thể giúp nâng cao cán cân thương mại, hiệu quả kinh tế của Việt Nam. Theo bà Rena Bitter, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, công nghệ sinh học là một công cụ không chỉ giúp tăng năng suất nông nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc hạn chế khí thải nhà kính từ các hoạt động nông nghiệp và giúp các quốc gia thích nghi với biến đổi khí hậu. Từ kinh nghiệm hơn 10 năm triển khai việc áp dụng công nghệ ngô biến đổi gen tại Philipines, Tiến sĩ Leonardo Gonzales, chuyên gia về ngô biến đổi gen đến từ Philipines, chia sẻ: Ngô Bt (ngô kháng sâu đục thân) đã vượt trội hơn ngô lai bình thường vì nó sử dụng đất, phân bón, lao động và thuốc trừ sâu hiệu quả hơn khi sản xuất ra cùng một lượng ngô. Công nghệ ngô biến đổi gen khác bao gồm cả ngô chống chịu thuốc trừ cỏ và ngô kết hợp cả hai tính trạng (kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ) đã cho thấy sự vượt trội so với ngô lai thường về hiệu quả sử dụng đất, phân bón, lao động và thuốc trừ sâu. Theo tiến sỹ Leonardo Gonzales, bằng việc áp dụng ngô biến đổi gen, nông dân được hưởng lợi thông qua gia tăng thu nhập và tiết kiệm lao động giai đoạn tiền thu hoạch; việc sản xuất hạt giống, phân bón, nhà phân phối và bán lẻ hưởng lợi từ việc bán hạt giống và phân bón cao hơn; người lao động nông nghiệp được hưởng lợi vì các hoạt động lao đông sau thu hoạch bổ sung. Từ thực tế trên, tiến sỹ Leonardo Gonzales khuyến nghị: Các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu về công nghệ sinh học trong nông nghiệp và tự tạo ra các sản phẩm biến đổi gen chiến lược để hạn chế phụ thuộc vào bên ngoài. Tại Việt Nam, Tiến sỹ Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Đầu tháng 8/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định cho phép 4 giống ngô chuyển gen là Bt 11, MIR 162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và giống MON 89034, NK 603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam được sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Đây là một bước tiến dài của Việt Nam để tiếp cận với các giống cây trồng chuyển gen của thế giới. Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã thảo luận và trao đổi các vấn đề liên quan như kế hoạch chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô và các cây trồng khác tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; các thách thức trong ngành chăn nuôi và các giải pháp về công nghệ sinh học; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn sinh học và lộ trình ứng dụng cây trồng biến đổi gen vào sản xuất. Hoàng Anh Tuấn Các tin khác
|
Map
Tư vấn trực tuyến
khám phá
Quảng cáo
|