Hình ảnh Thông tin cần biết Thống kê truy cập
Online: 21
Truy cập: 4.452.156
|
Việt Nam và những phương án ứng phó với thảm họa nươc biển dângThứ Sáu, 30 Tháng Năm 2014 8:45 SATrước dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) đến năm 2100 mực nước biển sẽ tăng từ 1-5m, các nhà khoa học Việt Nam đã đưa ra nhiều phương án ứng phó với thảm họa này.
Nước biển dâng (Hình ảnh minh họa từ: Khoahoc.com.vn) Theo Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhận định, khi nước biển dâng 1m sẽ là thảm họa của dân tộc vì mất đất sinh sống. Cho nên cần phải có phương án tái định cư di dời nhà cửa, cơ sở hạ tầng vào sâu trong đất liền, để thoát khỏi khu vực nguy hiểm do nước biển dâng cao. Tuy nhiên, Tiến sĩ Trần Phương Đông, Phòng Thủy văn Biển - Trung tâm Khí tượng thủy văn Biển lại khẳng định: “Không bao giờ có chuyện nước biển ở Việt Nam tăng lên đến 5m, nếu dâng cao như vậy thì kinh khủng quá và Việt Nam không chỉ mất 15% diện tích đất, 35% dân số bị ảnh hưởng mà sẽ mất hết”. Nước biển dâng là chính xác, nhưng ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực riêng thì khả năng dâng khác nhau. Cũng theo Tiến sĩ Đông, muốn ngăn chặn hiện tượng nước biển dâng, ngay từ bây giờ chúng ta phải tham gia vào các công ước giảm khí thải, tránh hiện tượng biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên sẽ hạn chế được khả năng nước biển dâng. Phải đẩy mạnh sử dụng các công nghệ sản xuất sạch, khai thác năng lượng sạch. Bên cạnh đó, cần có nhưng công trình nghiên cứu về dải biển ven bờ để biết chính xác vùng nào chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển dâng, để khi hoạch định các chương trình phát triển vùng ven bờ có biện pháp phòng tránh. Ví dụ, nếu xây dựng cảng nước sâu cao khoảng 3m, nhưng không tính đến mực nước biển sau 30-40 năm sẽ tăng lên, điều đó sẽ gây thiệt hại rất lớn. Tiến sĩ Nguyễn Thế Tưởng, Hội Khoa học kinh tế Biển Việt Nam đưa ra dẫn chứng, nhiệt độ trung bình của Việt Nam tăng khoảng 0,3 độ C. Hiện tượng ENSO (gồm pha nóng El Nino và pha lạnh El Nina xảy ra trên vùng biển xích đạo - Thái Bình Dương) ngày càng tác động, gây ra những biến động mạnh mẽ về thời tiết khí hậu năm này qua năm khác. Khi mực nước biển dâng 1m gây ngập lụt, đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM, Vũng Tàu, khu vực vùng biển Xuân Thủy (Nam Định). Dân các vùng ven biển sẽ chịu ngập lụt hàng năm. Mực nước biển dâng sẽ uy hiếp các công trình bảo vệ các khu dân cư thành phố, đặc biệt là TP.HCM - nơi mà gần đây thường xuyên xảy ra hiện tượng triều cường mà chưa có nhà khoa học nào đưa ra ý kiến cụ thể về hiện tượng này. Tiến sĩ Nguyễn Thế Tưởng đưa ra 3 biện pháp thích ứng để đối phó khi mực nước biển dâng. Đó là bảo vệ đầy đủ (bằng cách tôn cao các tuyến đê, tăng cường quản lý ven bờ, ngăn ngừa xâm nhập mặn, tôn cao đất đai và các công trình ven biển như các cảng, khu kho bãi, khu công nghiệp...); biện pháp thích nghi (cải tạo cơ sở hạ tầng và chuyển đổi tập quán sinh hoạt của dân cư ven bờ); biện pháp né tránh (tái định cư di dời cơ sở hạ tầng ra khỏi khu vực nguy hiểm vào sâu trong lục địa...). Nguồn: TTXVN. Các tin khác
|
Map
Tư vấn trực tuyến
khám phá
Quảng cáo
|