Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 1
Truy cập: 4.355.864

Học giả Thái Quang Trung: “Tăng trưởng xanh” – con đường bắt buộc

Thứ Ba, 15 Tháng Mười 2013 11:30 SA

“Những chính sách tăng trưởng xanh là một phần của những cải cách chính sách cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và đùm bọc hơn.”

Học giả Thái Quang Trung là một nhà tư vấn đa ngành đang tham gia các chương trình xây dựng chức năng thời kỳ hậu Rio+20 (Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững, diễn ra vào tháng 6-2012 tại Rio de Janeiro, Brazil) trong khu vực Đông Nam Á, do Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc bảo trợ. Trong hai mươi năm qua, ông đã thiết kế và thực hiện nhiều chương trình hợp tác kỹ thuật phát triển về luật và bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và kinh tế xanh với tư cách điều phối viên và tư vấn khu vực của Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức). Ông đã bỏ nhiều công sức trong việc hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực, đặc biệt với rất nhiều bộ ngành của Việt Nam.

Với cương vị là một nhà tư vấn đang tham gia các chương trình xây dựng chức năng thời kỳ hậu Rio+20 trong khu vực Đông Nam Á, ông có thể giới thiệu đôi nét về kinh tế xanh và tăng trưởng xanh mà cộng đồng thế giới đang quan tâm?

Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa “kinh tế xanh” là một nền kinh tế nhằm cải thiện hạnh phúc con người và công bằng xã hội và giảm thiểu đáng kể những nguy cơ kiệt quệ về môi sinh. Chuyển dịch sang nền kinh tế xanh sẽ làm chậm lại sự gia tăng của hàm lượng các-bon và ngăn chặn biến đổi khí hậu. Sẽ có lợi cho sức khỏe con người, đảm bảo tính chịu đựng của hành tinh và sự sống còn của nhân loại. Thị trường toàn cầu hóa sẽ đi theo những chuỗi giá trị cung cầu xanh, với các dòng chảy mậu dịch và đầu tư được quy định nghiêm ngặt theo những nguyên lý bền vững.

Tăng trưởng xanh là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau. Những chính sách tăng trưởng xanh là một phần của những cải cách chính sách cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và đùm bọc hơn.

Chúng ta có thể xúc tiến tăng trưởng mới ở nhiều mặt: nâng cao năng suất lao động và tạo thêm công ăn việc làm; mở ra những thị trường mới; góp phần củng cố tài chính qua cải cách thuế khóa; làm tăng lòng tin của các nhà đầu tư; và giảm thiểu những rủi ro của các cú “sốc” tiêu cực đối với sự tăng trưởng do sự kiệt quệ nguồn tài nguyên. Xanh hóa thị trường sẽ đem lại phúc lợi đùm bọc, chia sẻ rộng rãi sự phồn thịnh ở mức độ quốc gia cũng như toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển, tăng trưởng xanh đặt xóa đói giảm nghèo là trọng tâm.

Như vậy, có thể xem đây là một sự chuyển dịch tư duy căn bản về phát triển? Ông có thể giải thích thêm ý nghĩa của sự chuyển dịch này không?

Thật vậy, trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu triền miên ngày nay, chuyển dịch sang nền kinh tế xanh là một xu thế toàn cầu, mang tính “sinh mệnh chia sẻ”. Hội nghị thượng đỉnh Rio+20 năm 2012 đã thể hiện một xu thế “đại đồng tương kết” đểứng phó với những thách thức đe dọa sự sống còn của Trái đất và nhân loại, kêu gọi sự bao dung đối với mọi khu vực bị cách ly khỏi nhịp điệu phát triển kinh tế xã hội ở mọi châu lục.

Chưa bao giờ có một sự đồng thuận rộng lớn như hội nghị thượng đỉnh Rio+20 năm 2012 về Tăng trưởng Xanh, là nơi hai thách thức biến đổi khí hậu và phát triển bền vững gặp nhau. Toàn bộ 30 tổ chức quốc tế chuyên ngành trong hệ thống Liên Hiệp Quốc, do UNEP phối hợp cùng với các quốc gia đi đầu trong làn sóng xanh toàn cầu, như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, các nước EU, đặc biệt là Đức và các nước Bắc Âu, để cùng nhau đưa ra thông điệp chung “cộng đồng thế giới cần chuyển dịch nhanh sang nền kinh tế xanh toàn cầu để cứu trái đất và nhân loại”.

Thật ra, đây là kết quả của một hành trình 20 năm trưởng thành về quan điểm phát triển bền vững. Cộng đồng khoa học và trí tuệ, cũng như cộng đồng dân sự toàn cầu, đã góp phần rất lớn cho sự thức tỉnh tập thể trước những khủng hoảng toàn cầu ngày càng nghiêm trọng. Đây không còn là một lựa chọn, mà là một sự chuyển dịch cần thiết, mang tính bắt buộc và khẩn trương. Là một trong năm nước bị tác động nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam không thể chần chừ hơn nữa trong sự chuyển dịch này.

Gần đây, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh của Việt Nam, với 10 chương trình hành động ưu tiên đã được xác định. Vậy theo ông, đâu là những ưu tiên để xây dựng một lộ trình sắp xếp các chương trình hành động?

Để xây dựng được một lộ trình các chương trình hành động ưu tiên, cần phải có quan điểm sâu sắc về sự định vị của Việt Nam trong nền kinh tế xanh toàn cầu đang hình thành, với những lợi thế chiến lược sẵn có và nhất định của Việt Nam. Tôi muốn nói đến định hướng của nền kinh tế tương lai của đất nước trong 20-30 năm nữa, chứ không phải tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay.

                                                                                               Nguồn: Greenforvietnam

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim