Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 2
Truy cập: 4.453.498

Quản lý đất đá thải trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Thứ Sáu, 27 Tháng Mười Hai 2013 2:52 CH

Chất thải mỏ chủ yếu ở dạng đất đá phủ, đá thải và quặng đuôi từ quá trình xử lý quặng. Với khối lượng lớn, chất thải này có thể gây ra những vấn đề phức tạp liên quan đến các rủi ro về ô nhiễm, chất lượng đất đai và các ảnh hưởng về mỹ quan.

Việc thải bỏ các chất thải mỏ nói chung và quặng đuôi nói riêng, đều có tiềm năng gây ra các tác động tới môi trường theo nhiều khía cạnh khác nhau. Bao gồm:

- Thay đổi mục đích sử dụng đất hiện tại.

- Phá hủy các môi trường sống tự nhiên do phát quang hay vùi lấp.

- Phát tán bùn cát lắng vào hệ thống thoát nước (hoặc vào biển) do thải chất thải, chảy tràn từ các đập quặng đuôi, các hồ thải hoặc do xói mòn các đập đất đá thải hay đập quặng đuôi.

- Phát thải các hợp chất hòa tan bao gồm các kim loại nặng và cyanua vào các con sông, cửa sông và biển hoặc do thải trực tiếp, ngấm hoặc do chảy tràn từ các đập quặng đuôi.

- Ô nhiễm nguồn nước ngầm do ngấm từ các đập quặng đuôi.

- Phát tán bụi từ các bề mặt khô hay từ đập quặng đuôi.

- Làm biến đổi hình thái các lưu vực ven sông và các khu vực chịu lũ lụt, do đó có thể làm cho các tác động của lũ lụt thêm trầm trọng hơn.

Quặng đuôi từ quá trình tuyển khoáng gồm có chất lỏng và cặn chất rắn. Cặn chất rắn thường được gọi là huyền phù quặng đuôi và chủ yếu là nước, mặc dù nó có thể chứa nhiều loại muối hòa tan khác nhau và hàm lượng vết các thuốc thử sử dụng để phân tách các khoáng chất có giá trị từ các khoáng không mong muốn. Cặn chất rắn thường là các hạt đá ngầm rất mịn mà có rất nhiều loại khoáng chất có giá trị nằm trong đó bị loại ra tại khâu tuyển khoáng.

Các phương pháp thải bỏ thông thường là chôn lấp các vật liệu có kích thước lớn trong các khu vực chôn lấp rộng hoặc thải vào các bãi đất trống tại các khu vực mỏ lộ thiên không sử dụng tới và trong trường hợp chất thải nhỏ mịn và bùn thì thải vào các hồ chứa như đập quặng đuôi.

Có rất nhiều nhân tố cần phải được xem xét tới khi lựa chọn các khu vực thải bề mặt các chất thải mỏ. Việc lập kế hoạch trong giai đoạn tiền thiết kế của bất cứ một mỏ nào cũng nên xem xét tới một số các vấn đề sau đây:

- Mục đích sử dụng đất hiện tại;

- Tại những nơi mà các đập chứa có liên quan tới địa hình, hệ thống thoát nước, các vực chứa nước và các khu dân cư thì phải giảm thiểu sự bất ổn định của các đập chứa, sự ô nhiễm nước (nước mặt và nước ngầm), các vấn đề về bụi và các tác động về cảnh quan;

- Vị trí và hướng của các dòng nước ngầm có thể ảnh hưởng tới sự lan truyền của các chất ô nhiễm trong nước ngầm;

- Thiết kế các khu vực đủ rộng xung quanh các đập chứa để đắp đê hay các con mương chứa các dòng chảy nước axit hoặc để đặt các tuyến đập thu nước rò rỉ, nước chảy tràn và cặn lắng;

- Cường độ và hướng gió chủ đạo, do các vật liệu ở đập chứa có thể gây ra các vấn đề về bụi và tiếng ồn ở cuối hướng gió;

- Khoảng cách từ các khu vực thải tới khu vực khai thác hay khu tuyển khoáng vì điều này có thể tác động bất lợi tới vấn đề kinh tế của công tác thải bỏ chất thải;

- Đặt các loại vật liệu có giá trị kinh tế thấp tại các vị trí có thể khai thác tận thu được trong tương lai khi mà công nghệ hoặc giá cả hàng hóa cho phép;

- Tránh đặt các trầm tích quặng đuôi (mà có thể hóa lỏng) trên các công trình ngầm đang hoạt động hoặc nằm trong quy hoạch.

Nên tránh thải bỏ chất thải vào các dốc đứng để giảm thiểu các rủi ro sạt lở đất và vỡ đập, đặc biệt là trong các vùng có lượng mưa lớn và các vùng dễ bị sạt lở đất, động đất và địa chấn.

Sạt lở bãi thải đất đá tại mỏ than Phấn Mễ - Thái Nguyên

Các con đập nên được đắp dần trong giai đoạn chôn lấp sao cho có độ dốc thoai thoải (15o đến 20o hoặc 27% đến 36%) để giảm thiểu sự xói mòn và để hình thành thảm thực vật. Điều này cũng sẽ làm giảm các tác động tiêu cực về cảnh quan do đá thải gây ra. Việc định dạng đập tại giai đoạn ban đầu này cũng sẽ làm giảm nhu cầu tái định dạng đập trong các giai đoạn sau và do đó tránh các chi phí do đào đắp và xử lý lần hai.

Nếu một vị trí thải có thể được đặt gần nhất có thể tới cả hai khu vực mỏ và nhà máy thì sẽ làm giảm diện tích đất bị xáo trộn và giảm đáng kể chi phí cho hoạt động vận chuyển, đặc biệt nếu có vật liệu có khả năng được tái chế để chế biến tiếp.

Quặng đuôi và chất thải rắn thải trực tiếp vào các vực nước mà đã từng được sử dụng trước đó là rất khó chấp nhận được do những ảnh hưởng cực kỳ bất lợi lên nguồn nước tiếp nhận và các tác động tiếp sau đó lên cuộc sống của cộng đồng địa phương. Việc thải bỏ quặng đuôi (thải bỏ vào các khu vực ven sông) có tiềm năng gây hủy hoại môi trường nghiêm trọng theo 3 phương diện sau:

- Các chất rắn từ quặng đuôi có thể lắng đọng trong chuỗi thức ăn, trong lòng sông, cửa sông và vùng đồng bằng. Sự lắng đọng này thường sẽ chôn vùi các thực thể nước ngọt cũng như nước mặn và gây hại hoặc phá hủy các hệ sinh thái sản xuất có thể hình thành nên nền tảng sinh kế cho cộng đồng tại địa phương;

- Các thành phần độc hại trong huyền phù quặng đuôi hay trong cặn chất rắn có thể gây hại cho các thực thể sống ở nước ngọt hay nước mặn hoặc có thể tích lũy tới mức có thể gây hại cho con người khi sử dụng các thực thể đó như một loại thực phẩm;

- Các chất rắn lơ lửng trôi ra từ quặng đuôi hay đá thải có thể làm biến đổi về cơ bản các hệ sinh thái nước ngọt và nước mặn do giảm độ truyền ánh sáng trong nước.

Ở nhiều nước, vấn đề thải bỏ quặng đuôi đã được chú ý tới thông qua các quy định về chính sách ngăn chặn toàn bộ chất thải mỏ sau khai thác. Có thể thực hiện được ở những nơi mà địa hình không mất ổn định về địa chất hay địa chấn hoặc ở những nơi mà độ bay hơi vượt quá độ lắng đọng.

Việc thải bỏ quặng đuôi tại các lưu vực nước ngầm thông với biển dẫn ra vùng biển xa bờ là có thể được trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, phải xem xét một cách cẩn thận các tác động có hại, đặc biệt là khả năng gây hại tới các sinh vật sống dưới nước, nơi cư trú của chúng (như khu vực cỏ biển) và đặc biệt là các khu vực đá ngầm nhạy cảm./.

Ks. Đinh Văn Tôn

Trung tâm Môi trường Công nghiệp

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim