Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 6
Truy cập: 4.452.595

Đánh giá môi trường chiến lược QH ... quặng titan giai đoạn đến năm 2020...

Thứ Sáu, 20 Tháng Mười Hai 2013 10:43 SA

KS. Hoàng Thế Phi

Trung tâm Môi trường Công nghiệp-VIMLUKI

1. Mở đầu

Trong thế giới ngày nay, tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, không thể không dựa trên lợi thế về tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km, riêng ven biển Miền Trung từ Sầm Sơn - Thanh Hóa đến Hàm Tân - Bình Thuận có dải cồn cát trẻ được hình thành trong giai đoạn Pleistocen muộn và Holocen thời kỳ Đệ Tứ. Dải cồn cát này tích tụ nhiều loại khoáng sản, nhưng quan trọng và có giá trị nhất là quặng sa khoáng titan. Trữ lượng quặng titan (nguyên thủy) cấp 121+122 khoảng 7,548 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo chiều dài của đất nước. Trữ lượng 121+122+333 khoảng 14 triệu tấn, trong đó có 4,4 triệu tấn là quặng gốc (Thái Nguyên) có chất lượng không cao. Với tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo, khoảng 34,5 triệu tấn ilmenit và 3,687 triệu tấn zircon.

Với nguồn tài nguyên có giá trị cao này, Chính phủ đã có chủ trương phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến titan. Năm 2007, Chính phủ chỉ đạo xây dựng và phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007-2015, định hướng đến năm 2025 (Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 7 năm 2007).

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, do khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm thu hẹp thị trường, giảm giá cả các sản phẩm, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện quy hoạch. Đây là một trong nhưng nguyên nhân dẫn đến các dự án đầu tư chế biến titan bị trì hoãn, đẩy lùi tiến độ hoặc dừng lại. Như vậy, đã làm nội dung quy hoạch bị thay đổi, việc khai thác quặng titan hiện nay có xu hướng lại quay lại quá khứ “chủ yếu xuất khẩu quặng tinh”.

Hơn nữa, công tác điều tra thăm dò gần đây đã phát hiện tài nguyên Ti-Zr mới trong tầng cát đỏ. Theo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản đến 6/2010: Tổng tài nguyên quặng Ti-Zr ở nước ta đạt trên 560 triệu tấn, trong đó tập trung chủ yếu trong tầng cát đỏ thuộc Bình Thuận, Ninh Thuận, tài nguyên Ti-Zr dự tính và dự báo trong tầng cát đỏ đạt khoảng 510 ÷ 520 triệu tấn khoáng vật nặng có ích, tài nguyên cấp 333 đạt khoảng 150 triệu tấn. Tổng diện tích phân bố tầng cát đỏ chứa quặng Ti-Zr khoảng 1.200 km2

Trước những biến động về kinh tế và dự báo tài nguyên Ti-Zr mới trong tầng cát đỏ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương lập quy hoạch “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030”; song song với việc Lập báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược (ĐMC) theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi năm 2005. Bộ Công Thương giao nhiệm vụ cho Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim lập báo cáo ĐMC theo Quyết định 1078/QĐ-BCT ngày 03 tháng 3 năm 2010.

Mục tiêu tổng thể: nhằm tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường nói chung, ngăn ngừa ô nhiễm nói riêng trong  ngành khai thác và chế biến titan, đảm mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cho ngành titan Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể: xây dựng được một báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược cho “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2020 và có xét đến  năm 2030”, từ đó đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, định hướng cần thiết đối với quy hoạch, những kế hoạch hành động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đến năm 2020, có tính đến năm 2030.

2. Nội dung chính của Nhiệm vụ:

  • Xác định phạm vi ĐMC và đối tượng của ĐMC
  • Xây dựng chương trình tham vấn các bên liên quan, xây dựng nguồn cung cấp thông tin, số liệu.
  • Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và mục tiêu về môi trường có liên quan đến quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến titan (thu thập tài liệu, số liệu; khảo sát thực địa, tham vấn...).
  • Mô tả đánh giá thực trạng và dự báo xu thế diễn biến kinh tế-xã hội và môi trường tự nhiên của khu vực trong quá khứ.
  • Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường cốt lõi trong trường hợp không thực hiện Quy hoạch (Phương án 0)
  • Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của Quy hoạch và các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường.
  • Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất kịch bản có lợi nhất về cả 3 phương diện kinh tế - xã hội- môi trường cho Quy hoạch.
  • Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường cốt lõi trong trường hợp thực hiện Quy hoạch.
  • Đề xuất các giải pháp phòng ngừa giảm thiểu, cải thiện các tác động đối với Quy hoạch.

3. Kết luận

Nhiệm vụ lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030” đã hoàn thành các nội dung công việc được đề xuất và đã được cơ quan có thẩm quyền là Bộ Tài nguyên & Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định tại Công văn số 107/BTNMT-TCMT ngày 13 tháng 01 năm 2012 ./.

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim