Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 3
Truy cập: 4.399.577

Hội thảo Góp ý Dự thảo Đề án phát triển kinh tế chất thải ở Việt Nam của Viện Khoa học Môi trường

Thứ Ba, 12 Tháng Mười Một 2019 10:17 SA

Hiện nay, việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là giải pháp phù hợp với cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường. Đối với lĩnh vực quản lý chất thải rắn (CTR), các giải pháp về phát triển kinh tế chất thải (KTCT) được xác định là giải pháp mới, phù hợp với xu hướng quản lý mới trong nền Kinh tế tuần hoàn.

Hiện nay, việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là giải pháp phù hợp với cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường. Đối với lĩnh vực quản lý chất thải rắn (CTR), các giải pháp về phát triển kinh tế chất thải (KTCT) được xác định là giải pháp mới, phù hợp với xu hướng quản lý mới trong nền Kinh tế tuần hoàn. Có nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau về KTCT nếu xét về đối tượng nghiện, quan điểm tiếp cận hay phương án thực hiện. Nhưng có một quan điểm thống nhất đó là KTCT là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế thị trường.

Theo OECD (2004), KTCT có thể hiểu là một giải pháp giúp cân bằng giữa lợi ích, chi phí xử lý và chôn lấp chất thải, tạo ra hệ thống quản lý chất thải, đảm bảo rằng mục tiêu quản lý chất thải sẽ đạt được chi phí thấp nhất.

Theo Nobel House (2011), KTCT sẽ giúp giảm sử dụng tài nguyên, giảm chi phí xử lý và chôn lấp chất thải, tạo ra hệ thống quản lý chất thải hiệu quả hơn cả về số lượng chất thải phát sinh và cách thức mà chất thải được xử lý.

Theo Cục BVMT (Defra-UK) của Anh, thì chất thải là một phần của nền kinh tế, là sản phẩm của hoạt động kinh tế của các công ty, doanh nghiệp, người dân và Chính phủ.

Ngày 07/11/2019 tại Tòa nhà Báo Tài nguyên Môi trường, Viện Khoa học Môi trường – Tổng Cục Môi trường đã tổ chức Hội thảo về Góp ý Dự thảo “Đề án phát triển kinh tế chất thải ở Việt Nam”, trong đó có sự tham gia của một số thành viên CIE.

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, góp ý trực tiếp về Dự thảo Đề án phát triển kinh tế chất thải ở Việt Nam, trong đó phân tích hệ thống cơ chế chính sách, luật pháp và các rào cản, thách thức hiện nay, từ đó đề xuất lộ trình ưu tiên trong thực hiện Đề án. Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng cần phải làm sâu sắc tính cấp thiết của Đề án; bổ sung giải pháp và phương pháp tổ chức thực hiện trong Đề án; điều chỉnh phạm vi Đề án để việc triển khai được thuận lợi.

Tại Hội thảo này, các thành viên CIE có một số ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện Đề án: xem chất thải là một loại hàng hóa từ đó hoàn thiện cơ chế chính sách, xem xét các rào cản từ đó làm nổi bật các đề xuất dự án thành phần; khuyến khích ưu tiên các loại chất thải, ngành, lĩnh vực có thể thực hiện được, trong đó xem xét đến ngành khai thác khoáng sản – luyện kim…

Thay mặt Ban soạn thảo Đề án, PGS.TS. Phạm Văn Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường đánh giá cao những ý kiến đóng góp rất bổ ích của các đại biểu tham dự Hội thảo, Ban soạn thảo sẽ tổng hợp, nghiên cứu kỹ các ý kiến này để hoàn thiện dự thảo và gửi xin ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Toàn cảnh Hội thảo

 

(CIE)

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim