Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 11
Truy cập: 4.451.693

Xây dựng sổ tay quản lý môi trường trong ngành luyện kim Việt Nam

Thứ Năm, 27 Tháng Mười Hai 2018 1:55 CH

Điều tra, khảo sát, thống kê, tổng hợp hiện trạng và công tác quản lý bảo vệ môi trường trong ngành luyện kim là hoạt động quan trọng trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Nhiệm vụ “Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường trong ngành luyện kim Việt Nam” do Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim chủ trì thực hiện.

ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo KS. Võ Thị Cẩm Bình
Trung tâm Môi trường Công nghiệp (CIE)

Điều tra, khảo sát, thống kê, tổng hợp hiện trạng và công tác quản lý bảo vệ môi trường trong ngành luyện kim là hoạt động quan trọng trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Nhiệm vụ “Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường trong ngành luyện kim Việt Nam” do Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim chủ trì thực hiện.
Ngành công nghiệp luyện kim là ngành tiêu thụ năng lượng lớn và thải ra một lượng lớn các chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ngành sản xuất gang thép. Các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ nguồn nguyên liệu, nhiên liệu đưa vào sản xuất, thải ra ngoài môi trường với một lượng lớn bụi và khí thải, thành phần chủ yếu là các ôxit kim loại và những loại ôxit khác (FeO, MnO, Al2O3, SiO2, CaO, MgO) và các loại khí thải chứa CO, CO2, SO2, NO2, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà trực tiếp là những công nhân làm việc trong nhà máy. Khối lượng và thành phần các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ sử dụng, quy trình vận hành, sản xuất cũng như việc áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường.  Trong các khu công nghiệp luyện kim lớn, khí quyển bị nhiễm bẩn chiếm tỷ lệ gần 60%. Ngoài ra, việc sản xuất thép còn sử dụng nhiều năng lượng như than, gas, điện, dầu và các chất phụ trợ như hợp kim, điện cực, khí trơ, vật liệu đầm lò.
Luyện kim là ngành công nghiệp quan trọng, tạo ra nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác, nằm trong chủ trương chế biến sâu khoáng sản của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy, ngành luyện kim nước ta còn áp dụng các công nghệ lạc hậu tiềm ần nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Trong luyện ferromangan, silicomangan hiện nay tại một số đơn vị vẫn sử dụng công nghệ luyện bằng lò điện hồ quang bán kín với công suất nhỏ. Trong khi đó, trên thế giới đã dần chuyển từ luyện bằng lò hồ quang bán kín sang lò hồ quang kín với công suất lớn và khép kín từ quá trình cấp liệu đến quá trình ra sản phẩm.
Theo quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ngành cơ khí- luyện kim là ngành công nghiệp cơ bản, trọng điểm cần được quan tâm phát triển. Trong đó, ngành luyện kim với mục tiêu phát triển theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Đây là nhiệm vụ khó khăn đối với ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam, cần thiết phải có các hướng dẫn chung về quản lý môi trường theo đặc thù ngành là nền tảng để các cơ sở có hướng và giải pháp áp dụng cho phù hợp với từng hoàn cảnh thực tế theo loại hình hoạt động sản xuất.
Trước thực trạng, nhu cầu và thách thức trong quá trình phát triển ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam; Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đã đề xuất triển khai thực hiện Nhiệm vụ: Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường trong ngành luyện kim Việt Nam. Mục tiêu của Nhiệm vụ là đánh giá toàn diện các nguồn chất thải và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường và công tác quản lý môi trường trong ngành luyện kim và đề xuất giải pháp quản lý. Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp quản lý toàn diện các vấn đề môi trường trong ngành luyện kim.
Nhiệm vụ được triển khai từ tháng 01 đến hết tháng 12 năm 2018, tập trung thực hiện các nội dung chính như: (1) Khảo sát, thống kê và nghiên cứu đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong các cơ sở luyện kim trên toàn quốc (bao gồm thép và kim loại màu); (2) Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại các cơ sở luyện kim tại Việt Nam; (3) Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường trong ngành luyện kim; (4) Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường trong ngành luyện kim Việt Nam.
Đối tượng được lựa chọn cho nghiên cứu của Nhiệm vụ là các cơ sở luyện thép, đồng, thiếc, mangan, chì và kẽm trên toàn quốc.
Sau 10 tháng thực hiện, nhóm nghiên cứu đã triển khai các nội dung theo đề cương đã được phê duyệt, đã thực hiện điều tra, khảo sát, thống kê và nghiên cứu đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường, đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường ở 12 đơn vị luyện thép, đồng, thiếc, chì, kẽm tại các tỉnh Lào Cai, Hải Dương, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nghệ An. Các kết quả đánh giá được bám sát thực trạng môi trường và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang được áp dụng trong công nghệ luyện thép và kim loại màu tại 12 đơn vị được điều tra.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá và tham khảo, học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới có thế mạnh trong loại hình công nghệ này, từ đó hoàn thiện và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và sự cố môi trường cho ngành luyện kim của Việt Nam. Sản phẩm của Nhiệm vụ là “Sổ tay quản lý môi trường trong ngành luyện kim Việt Nam”.

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim