Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 23
Truy cập: 4.452.076

Đánh giá các nguồn thải trong khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam

Thứ Tư, 23 Tháng Mười 2013 3:57 CH

                                                     TS. Nguyễn Thúy Lan

                                                  Trung tâm Môi trường Công nghiệp (CIE)

                                                Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim

Các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản được xếp vào danh mục các hoạt động công nghiệp có nhiều tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội. Do khai thác và chế biến khoáng sản thường sinh ra một khối lượng rất lớn các chất thải nên ở các quốc gia có nền công nghiệp khai khoáng phát triển, vấn đề quản lý các nguồn thải được chú ý từ khi xây dựng dự án khai thác mỏ, trong suốt quá trình vận hành mỏ cho đến giai đoạn sau khi đóng cửa mỏ.

Khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam là một hoạt động công nghiệp đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động ở các khu vực nông thôn và miền núi. Tuy nhiên trong một thời gian dài do chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế, ít quan tâm tới bảo vệ môi trường, nên đất đai ở nhiều khu vực khai thác khoáng sản đã bị hoang hóa và suy thoái, cảnh quan sinh thái của các vùng khai thác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều khu vực khai thác khoáng sản trong nước hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và có nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố môi trường từ các nguồn thải trong quá trình hoạt động sản xuất.

Đặc điểm của khai thác và chế biến khoáng sản thường tạo ra khối lượng rất lớn các chất thải (bao gồm chất thải rắn, nước thải và khí-bụi thải), đặc biệt khối lượng chất thải rắn có thể gấp hàng chục lần khối lượng khoáng sản thu hồi được. Các loại chất thải này nếu không được quản lý thích hợp sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng. Trên thực tế nhiều khu vực đã và đang phải gánh chịu hậu quả của các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trước đây.

Ảnh:Nguồn thải từ chế biến quặng sắt tại Trại Cau, Thái Nguyên

(Nguồn: Trung tâm Môi trường Công nghiệp (CIE))

Để hạn chế và khắc phục các tác động của các nguồn thải trong hoạt động khai khoáng, nhằm phát triển các nguồn nguyên liệu khoáng phù hợp với nguyên tắc phát triển bền vững, góp phần thực hiện “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” đã được Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương giao Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim thực hiện Dự án “Điều tra thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường của các nguồn thải trong khai thác và chế biến khoáng sản”. Dự án được thực hiện trong 2 năm (2009 và 2010) với các mục tiêu sau đây:

  • Đánh giá định tính và định lượng; khả năng gây ô nhiễm môi trường và gây sự cố môi trường của các nguồn thải (rắn, lỏng, khí) hình thành từ quá trình khai thác và chế biến các loại khoáng sản trên toàn quốc;
  • Đánh giá khả năng tái sử dụng một số loại chất thải;
  • Nhận diện và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp đối với nguồn thải rắn (đất đá thải và quặng đuôi) có khả năng biến đổi về mặt hóa học;
  • Đề xuất các giải pháp quản lý các nguồn thải một cách hợp lý nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường và đề xuất các giải pháp cải tạo và phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác và chế biến;
  • Bổ sung và cập nhật cơ sở dữ liệu về môi trường và các nguồn thải trong khai thác và chế biến khoáng sản vào phần mềm MINING ENVI-DAT (version CIE V1.2006).

Qua quá trình thực hiện Dự án, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

  • Chất thải rắn và nước thải là 2 nguồn thải chính trong khai thác và chế biến các khoáng sản;
  • Phần lớn các chất thải rắn chứa hàm lượng cao các nguyên tố kim loại nặng như Fe, Pb, Zn, Ni, As, Cu và Cd và chứa khoáng vật sulphur nên có tiềm năng hình thành dòng thải axit mỏ, điển hình như ở khu vực khai thác quặng thiếc gốc Bắc Lũng, Sơn Dương, Đại Từ và khu vực khai thác quặng đồng Sin Quyền;
  • Nước thải cũng có hàm lượng các kim loại nặng và chất rắn lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước thải từ khai trường nói chung đều được xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà không qua xử lý. Nước thải từ tuyển khoáng được thải vào khu vực riêng (hồ thải quặng đuôi) và được xử lý sơ bộ thông qua các hồ lắng trước khi thải ra ngoài môi trường. Tại nhiều mỏ, nước thải sau khi lắng được tuấn hoàn trở lại cho quá trình sản xuất, có nơi tỷ lệ tuần hoàn lên tới 80%;
  • Bụi và khí thải chủ yếu sinh ra trong khu vực chế biến, chủ yếu là bụi lơ lửng và  khí thải NOx, SOx và CO. Hàm lượng bụi ở nhiều khu vực như chế biến vật liệu xây dựng, vật liệu xi măng đã vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần đối với không khí xung quanh. Khí thải NOx, SOx và CO ở nhiều khu vực cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhưng không đáng kể;

Trong thành phần của đất đá thải và quặng đuôi của một số loại khoáng sản như thiếc, đồng, sắt, cromit, titan... thì hàm lượng các nguyên tố có ích vấn còn cao và có giá trị. Nếu được đầu tư về khoa học và công nghệ thì có thể thu hồi được. Một số loại đất đá thải và quặng đuôi có thể được sử dụng trực tiếp để sản xuất gạch, xi măng, làm đường, san lấp cải tạo mặt bằng các công trình công nghiệp và dân dụng v.v./.


 

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim