Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 17
Truy cập: 4.452.437

Hơn 3 triệu USD kiểm soát phát thải khí nhà kính cho các ngành công nghiệp

Thứ Năm, 06 Tháng Sáu 2013 2:00 CH

Bộ Công Thương và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức hội thảo khởi động dự án “Nâng cao năng lực cho các ngành công nghiệp và thương mại Việt Nam nhằm kiểm soát phát thải khí nhà kính và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)”.

Bộ Công Thương cho biết, dự án “Nâng cao năng lực cho các ngành công nghiệp và thương mại Việt Nam nhằm kiểm soát phát thải khí nhà kính và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)” với cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương, dưới sự tài trợ của UNDP có tổng kinh phí hơn 3 triệu USD. Trong đó, tổng vốn ODA tài trợ không hoàn lại từ UNDP là 2,9 triệu USD và 150.000 USD vốn đối ứng của Việt Nam.

Dự án sẽ được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2016. Mục tiêu của Dự án nhằm tăng cường năng lực cho Bộ Công Thương và các bên liên quan trong việc giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, tăng khả năng thích ứng với những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và đồng thời tận dụng các cơ hội thương mại "xanh".

Theo đó, dự án bao gồm 3 hợp phần chính: phân tích, đánh giá chính sách hiện tại và các yếu tố tác động đến lượng phát thải khí nhà kính (GHG) trong khâu sản xuất (công nghiệp) và khâu tiêu dùng (thương mại) và đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp kỹ thuật theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới nền sản xuất công nghiệp bền vững; Tăng cường nhận thức về BĐKH cho các nhà hoạch định chính sách của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan nhằm nâng cao năng lực trong việc xây dựng các chính sách có tính đến tác động của BĐKH; Hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp công nghiệp, tổ chức tài chính và tổ chức cung cấp dịch vụ nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển nền sản xuất công nghiệp bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và mở rộng thị trường. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết, mặc dù Việt Nam chưa có ràng buộc pháp lý về giảm thải khí nhà kính của Công ước Khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, song trong bối cảnh quốc tế hóa nền kinh tế và trước những thách thức có tính chất toàn cầu của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực huy động nguồn lực trong nước và sự hỗ trợ quốc tế nhằm ứng phó và thích nghi với những thách thức của BĐKH. Căn cứ theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ Công Thương đã xây dựng và ban hành “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu”, theo đó các hoạt động chủ yếu hướng tới 2 mục tiêu: Thích ứng với những điều kiện cực đoan của BĐKH; Kiểm soát và tiến tới giảm phát thải tự nguyện khí nhà kính trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại.
Tại hội thảo, cũng giới thiệu Chương trình nâng cao năng lực giảm phát thải toàn cầu (dự án LECB) do Ủy ban châu Âu - EC, Chính phủ Đức, Chính phủ Australia tài trợ, được triển khai tại 25 quốc gia trong 5 năm (2011-2015). Việt Nam cũng tham gia chương trình này bắt đầu từ năm 2012. Tại Việt Nam, dự án LECB sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng được khung Hành động giảm thiểu tự nguyện phù hợp điều kiện của quốc gia (NAMAs) cho các tiểu ngành công nghiệp mục tiêu của Bộ Công Thương cùng các chương trình tập huấn và các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật...
Theo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 25/9/2012, trong giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đặt mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8-10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1-1,5% mỗi năm. Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10-20% so với phương án phát triển bình thường. Đến 2020, giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42-45%; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường là 80%, áp dụng công nghệ sạch hơn 50%, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phấn đấu đạt 3-4% GDP…
Theo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 25/9/2012, trong giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đặt mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8-10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1-1,5% mỗi năm. Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10-20% so với phương án phát triển bình thường. Đến 2020, giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42-45%; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường là 80%, áp dụng công nghệ sạch hơn 50%, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phấn đấu đạt 3-4% GDP…

Theo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 25/9/2012, trong giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đặt mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8-10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1-1,5% mỗi năm. Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10-20% so với phương án phát triển bình thường. Đến 2020, giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42-45%; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường là 80%, áp dụng công nghệ sạch hơn 50%, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phấn đấu đạt 3-4% GDP…

 

Quỳnh Nga
Theo Ven.vn (vmhai

 

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim