Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 2
Truy cập: 4.353.862

Hà Nội: Đồng bộ các giải pháp xử lý rác thải

Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2015 9:55 SA

Hiện nay, chất thải rắn và rác thải đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm ở nhiều địa phương. Lượng rác thải lớn là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng cao hơn. Những năm qua, trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đã được các cấp các ngành trên địa bàn TP Hà Nội quan tâm, tìm giải pháp khắc phục và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Xử lý nhiều điểm tập kết rác

Theo Sở TN&MT Hà Nội, công tác quản lý rác thải nông thôn là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp do phạm vi quản lý rộng, khoảng 3.000km2 trên địa bàn 17 huyện và gần 4 triệu dân sinh sống đan xen cùng với các khu đô thị nhỏ, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mặc dù công tác xử lý rác thải trên địa bàn TP đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp nhưng do điều kiện hạ tầng kỹ thuật tại khu vực nông thôn vẫn chưa được đồng bộ và chất lượng vệ sinh môi trường (VSMT) còn có khoảng cách lớn so với khu vực nội thành.

Thời gian qua, Sở TN&MT đã khảo sát, đánh giá toàn diện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công tác VSMT; cơ chế quản lý, quy trình, định mức công tác vệ sinh nông thôn tại các huyện trên toàn TP. Từ đó, Sở đã chỉ đạo công tác VSMT nông thôn theo hướng giải quyết những vấn đề dân sinh bức xúc trước mắt như chôn lấp rác phân tán tạm thời; xây dựng những điểm tập kết rác tạm thời để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Sở cũng tập trung các giải pháp mang tính lâu dài như quy hoạch các cơ sở xử lý rác bằng công nghệ tiên tiến, phân bố theo vùng (huyện), liên vùng (quận, huyện) để kêu gọi đầu tư giải quyết rác thải nông thôn một cách triệt để. Ngoài ra, Sở TN&MT đã phối hợp với các cấp, các ngành ở địa phương triển khai mô hình thí điểm thu gom, phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn các hộ dân sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng. Mô hình này hơn một năm qua đã góp phần thay đổi nhận thức, thói quen của người dân xã Tiền Yên huyện Hoài Đức trong việc xử lý rác thải.

Theo số liệu thống kê năm 2014, tổng khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn 17 huyện là gần 2.000 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt khu vực ngoại thành đạt khoảng 90% (vượt chỉ tiêu được giao theo kế hoạch đầu năm 2014 là 87%).

Đồng bộ các giải pháp lớn

Để thực hiện thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt một cách hiệu quả, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Vũ Hồng Khanh cho biết, hiện nay, Hà Nội tập trung vào 3 giải pháp lớn để xử lý rác thải. Đó là ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) của thế giới. Như tại huyện Đan Phượng và tại xã Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) đang xây dựng nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ đốt, vừa đảm bảo yêu cầu của Việt Nam, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn của nước ngoài.

Ngoài ra, việc tiến hành tổ chức nghiên cứu, đưa ra các mô hình vừa phù hợp với điều kiện Việt Nam, vừa đảm bảo VSMT và tiết kiệm chi phí thực hiện. Ví dụ, mô hình trung chuyển và xử lý rác thải nông thôn nằm trên địa bàn huyện Thanh Oai là dự án điển hình của ứng dụng KHKT, gắn kết các nhà khoa học, nhà đầu tư và nông dân.

Biện pháp chôn lấp rác thải hợp vệ sinh dựa trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn môi trường cũng được coi là một giải pháo đem lại hiệu quả cao trong quá trình xử lý rác thải sinh hoạt. Khi chôn lấp rác thải phải có vải lót, có chế phẩm sinh học, phải phủ kín, ứng dụng các công nghệ về chôn lấp để đảm bảo yêu cầu.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt các giải pháp phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt, hiện nay, các địa phương không thể áp dụng một lúc đồng thời các biện pháp tiên tiến này mà cần có một lộ trình cụ thể. Bên cạnh đó, cần tích cực kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài trong việc xây dựng các nhà máy xử lý rác với công nghệ hiện đại. Mới đây, nhà máy xử lý rác thải công nghiệp do Tổ chức phát triển kỹ thuật công nghiệp và Năng lượng mới (NEDO) Nhật Bản tài trợ tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), được lỳ vọng là một mô hình kiểu mẫu đầu tiên tại Việt Nam, áp dụng công nghệ lò đốt tiên tiến của Nhật Bản để tái sử dụng nguyên liệu chất thải để biến thành điện năng…

Minh Thu

 

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim