Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 18
Truy cập: 4.452.147

Đau đầu vì rác thải trên vịnh Hạ Long

Thứ Hai, 02 Tháng Mười 2017 2:14 CH

Dù đã thuê tới 3 đơn vị để xử lý rác thải trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) nhưng hiện rác vẫn cứ xuất hiện từ bờ biển cho tới các vùng xa ngoài vịnh; đặc biệt, rác ngập tại các vùng ven bờ ngay trung tâm TP.Hạ Long. Với cách thức triển khai hiện nay, rác chắc chắn vẫn cứ tiếp tục tràn ngập vịnh Hạ Long, trong khi các giải pháp căn cơ để vịnh hết rác là: Quản lý hiệu quả nguồn rác thải ven bờ và ý thức của người dân, du khách thì rất xa vời.

Mỗi ngày vớt vài tấn rác

Phải thừa nhận rằng lượng rác thải trên vịnh Hạ Long thời gian gần đây có giảm dần, nhưng vẫn ở mức kinh hoàng đối với một di sản thiên nhiên thế giới.

Theo đại diện Ban Quản lý các dịch vụ công ích - đơn vị được UBND TP.Hạ Long giao ký hợp đồng với các Cty xử lý rác thải trên vịnh Hạ Long - bình quân mỗi ngày các Cty vớt được khoảng 2 tấn rác. Trong đó, riêng dải ven biển dài khoảng 5km, từ bến phà cũ đến Cột 8, mỗi ngày, Cty CP thương mại Phúc Thành vớt được khoảng 1 tấn rác. Tính từ đầu năm 2017 tới nay, Cty vớt được hơn 537 tấn rác.

Trong khi đó, tại một số điểm du lịch trên vịnh Hạ Long, từ đầu năm tới nay, Cty CP cây xanh công viên Quảng Ninh vớt được trên 640 tấn. Mỗi ngày có 3 tàu của Cty chở đầy rác chạy từ biển vào bờ giao cho đơn vị khác đem vào nhà máy xử lý rác thải. Tuy nhiên, lượng rác còn sót lại trên vịnh Hạ Long còn rất lớn, khó có thể định lượng, nhưng chạy tàu từ đất liền ra tới các điểm du lịch cách bờ hàng chục kilomet, đâu cũng thấy rác.

Rác thải quây xung quanh vịnh Hạ Long. Ảnh: A.C
Rác thải quây xung quanh vịnh Hạ Long. Ảnh: A.C

Tại khu vực giáp ranh với quần đảo Cát Bà của Hải Phòng, rác mà đặc biệt là các mảnh phao xốp nổi trắng cả một vùng. Theo đại diện Ban Quản lý vịnh Hạ Long, loại rác trên chủ yếu từ Cát Bà trôi dạt sang bởi từ vài năm nay, tỉnh Quảng Ninh đã cấm sử dụng phao xốp để làm bè, nhà nổi…, thay vào đó phải dùng như composit.

Trong khi đó, dọc tuyến ven bờ, mặt nước vịnh chưa bao giờ hết rác. Đặc biệt vào những ngày mưa, nước triều cường, rác vây kín nhiều khu vực, nhưng đợi cả ngày cũng không có đơn vị nào đến xử lý; trong khi đó, đây lại là tuyến đường du lịch, với lượng khách trong và ngoài nước qua lại khá đông.

“Nếu như ở ngoài vịnh, vừa rộng lại vừa xa thì khó xử lý, đằng này, rác ở ngay gần bờ, người dân và du khách chứng kiến hằng ngày, hằng giờ mà cũng chẳng thấy đơn vị nào ra vớt” - bà Lê Thanh Hà (trú tại phường Bạch Đằng, TP.Hạ Long) cho biết.

Ông Phạm Văn Đạt - Trưởng phòng tư vấn, giám sát thuộc Ban Quản lý các dịch vụ công ích TP.Hạ Long - cho biết, nhiều khi chạy xe qua, phát hiện nhiều rác lại phải gọi điện cho Cty ký hợp đồng thu gom rác đến xử lý.

Xé lẻ, khoanh vùng khó thành công

Hiện, việc thu gom rác ở xa bờ do Cty CP cây xanh công viên Quảng Ninh thực hiện, nhưng chỉ ở một số tuyến điểm du lịch, trong khi riêng vùng lõi vịnh Hạ Long rộng 335km. Vì thế, giả sử có thu gom được rác ở những khu vực ký hợp đồng thì rác ở các khu vực khác lại trôi dạt đến. Trong khi đó, tại vùng ven bờ, giả sử Cty CP thương mại Phúc Thành có làm hết trách nhiệm thì chỉ một trận mưa, hoặc thủy triều lên, rác từ ngoài vịnh lại trôi dạt vào.

“Tính từ trong bờ ra ngoài khoảng 2km giao cho ông A, nhưng vị trí xa hơn nữa lại giao cho ông B, trong khi triều cường lên xuống liên tục, lúc xuống thì rác từ bờ trôi ra ngoài, lúc lên thì rác lại từ ngoài dạt vào bờ. Giao tổng thể một vùng rộng lớn, hoặc cả vịnh cho một đơn vị thì dễ làm, vì ông muốn làm gì thì làm nhưng phải đảm bảo cả vịnh không có rác” - ông Vũ Tuấn Anh (Cty CP cây xanh công viên Quảng Ninh) chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng theo ông Tuấn Anh, ngoài việc giao cả một vùng rộng lớn, chính quyền cần nghiên cứu giao dài hạn, bởi với hình thức ký năm một như hiện nay, các Cty trúng thầu không toàn tâm, toàn ý đầu tư cho nguồn nhân lực và trang thiết bị.

“Phải đầu tư lớn mới xử lý được vấn đề rác hiện nay trên vịnh Hạ Long, nhưng hợp đồng ký năm một, trị giá lại không lớn, trong khi đầu tư tiền tỉ vào mua sắm trang thiết bị, tàu thuyền mà năm tới không trúng hợp đồng thì biết làm gì với khối tài sản đã đầu tư?” - ông Tuấn đặt câu hỏi - “Phải ký ít nhất 5 năm thì các DN mới dám đầu tư bài bản”.

Tuy nhiên, đây là vấn đề khó, bởi Luật Ngân sách chỉ xem xét cấp kinh phí từng năm và mỗi năm phải đấu thầu lại.

Chính điều này, cùng với việc xé lẻ vịnh Hạ Long để giao cho từng đơn vị, rác vẫn cứ ngập trên vịnh Hạ Long, dù Ban Quản lý vịnh Hạ Long và Ban Quản lý các dịch vụ công ích TP.Hạ Long liên tục đổi vai cho nhau trong việc ký hợp đồng thu gom rác với các Công ty.

Theo LĐO

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim