Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 4
Truy cập: 4.356.405

Bùn đỏ có thể trở thành những nguyên liệu có ích

Thứ Ba, 09 Tháng Tư 2013 10:34 SA

Vừa qua tại Hà Nội, Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Công ty TNHH MT DV&XD Hoàng Việt, Công ty ParaTech Global, LLC (Hoa Kỳ) đã đồng tổ chức Hội thảo “Công nghệ ổn định và tái sử dụng bùn đỏ” nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất alumina.

 

Vừa qua tại Hà Nội, Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Công ty TNHH MT DV&XD Hoàng Việt, Công ty ParaTech Global, LLC (Hoa Kỳ) đã đồng tổ chức Hội thảo “Công nghệ ổn định và tái sử dụng bùn đỏ” nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất alumina.

Bùn đỏ là tên gọi một sản phẩm chất thải của công nghệ Bayer, phương pháp chủ yếu được áp dụng trong quá trình tinh luyện bauxite để sản xuất nhôm. Nó bao gồm một hỗn hợp các tạp chất rắn và kim loại, và là một trong những vấn đề về chất thải quan trọng nhất của ngành luyện nhôm. Màu đỏ là do hiện nay sắt bị oxy hoá, có thể chiếm đến 60% khối lượng của bùn đỏ.


Bùn đỏ không thể dễ dàng xử lý. Trong hầu hết các quốc gia mà bùn đỏ được tạo ra, nó được bơm vào ao bùn đỏ. Những "ao" chỉ đơn giản là khu vực đầy bùn đỏ. Bùn đỏ là một vấn đề vì nó chiếm diện tích và khu vực đất này không thể dùng cho xây dựng hay làm trang trại ngay khi nó đã khô.

Trong thời gian tháng 10/2010, khoảng một triệu mét khối bùn đỏ từ một nhà máy alumina ở Hungary đã xả vào các vùng nông thôn xung quanh, làm chết mười người và làm ô nhiễm một vùng rộng lớn. Đây được coi là thảm họa sinh thái lớn nhất trong lịch sử chế biến quặng bauxite và, thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận quốc tế. Tại Việt Nam, mối quan tâm cũng rất lớn khi hai dự án sản xuất alumina đã được triển khai tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắc Nông). Trên thực tế, sự quan tâm của dư luận đều tập trung vào bùn đỏ bởi tại các hồ thải ướt và thải khô trong các nhà máy sản xuất alumina trên khắp thế giới có nồng độ pH xấp xỉ 11,5 hoặc lớn hơn.

Một số phương pháp được sử dụng để giảm độ pH cấp để giảm tác động đến môi trường. Người ta đang nghiên cứu để sử dụng thích hợp bùn đỏ cho ứng dụng khác.

Với bùn đỏ thải khô, việc nồng độ pH cao sẽ dẫn tới khả năng gây nhiễm xút khi gặp nước mưa và bị chảy tràn, gây nguy hiểm cho đất và nguồn nước ngầm. Còn trong các mùa khô, lượng xút thải ra có thể gây nguy hại cho mắt và phổi những người làm việc trong nhà máy và cư dân xung quanh.

Với phương pháp thải ướt, bất lợi đầu tiên là việc bảo vệ môi trường khỏi bùn đỏ đòi hỏi nguồn vốn lớn cho xây dựng và bảo trì. Nếu thải ướt trong lòng đất hoặc trên mặt đất, bùn đỏ ướt sẽ là mối nguy hiểm rình rập, bởi nếu lượng mưa quá lớn có thể gây tràn ngập bùn đỏ, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Mà sự cố vỡ hồ bùn đỏ tại Hungary là một điển hình.

Chính vì vậy, hội thảo “Công nghệ ổn định và tái sử dụng bùn đỏ” được tổ chức vừa qua đã thu hút được sự quan tâm của các cơ quan hữu trách và đông đảo dư luận. Đặc biệt hơn, ParaTech chính là công ty sở hữu bằng sáng chế về công nghệ xử lý và tái sử dụng cặn bauxite.

Theo TS. Richard More - Giám đốc điều hành của ParaTech - Bằng sáng chế này đã được công nhận ở hầu hết các quốc gia đang có nhà máy sản xuất alumina, trong đó có Việt Nam, giúp bảo vệ một công nghệ có tính khả thi về mặt kinh tế để chuyển hóa bùn đỏ thành cặn bùn đỏ ổn định (SBR). Nhờ công nghệ này, SBR trở nên an toàn với môi trường, có thể được tái sử dụng như là nguyên liệu cho sản phẩm xi măng xây dựng hay lưu trữ trong thời gian dài với chi phí thấp.

Tại Hội thảo, TS. Richard More cho biết, bùn đỏ thường có hàm lượng nước khoảng 50% vào thời điểm thải ra khỏi nhà máy. Bùn đỏ dạng khô gồm 80% trọng lượng là SBR; 6,5% là natri (NaOH); 12,8% là nhôm hydroxit - Al(OH)3 và 0,7% là các chất khác. Nghĩa là, có tới gần 20% trọng lượng của bùn đỏ là của natri và nhôm hydroxit có giá trị cao. Với giá thành cạnh tranh cho mỗi tấn natri hydroxit và nhôm hydroxit vào khoảng 500 USD/tấn, thì có khoảng 100 triệu USD doanh thu đã bị thất thoát đối với nhà máy có công suất 1 triệu tấn bùn đỏ/năm, nếu không thu hồi các nguyên liệu có giá trị này. Việc sử dụng công nghệ ổn định và tái sử dụng cặn bauxite của Công ty ParaTech cho phép thu hồi lại natri hydroxit, nước tinh khiết, nhôm hydroxit, tái sử dụng SBR và giảm chi phí lưu trữ SBR.

Công ty ParaTech đã thực hiện thành công quá trình ổn định bùn đỏ ở nhà máy thử nghiệm công suất 60.000 tấn/năm tại Hungary vào tháng 7/2011. Mức công suất này nếu nhân thêm 20 lần sẽ đạt đúng bằng công suất của một trong hai nhà máy sản xuất alumina tại Việt Nam.

Theo tính toán của các chuyên gia của Công ty ParaTech, nếu áp dụng công nghệ ParaTech ở quy mô 1,2 triệu tấn/năm, thì vốn đầu tư nhà máy cần khoảng 50 triệu USD để xây dựng nhà máy xử lý bùn đỏ, cao gấp 2,5 lần so với chi phí xây dựng hồ chứa bùn đỏ. Tuy nhiên, những vật phẩm thu được trong quá trình tái chế bùn đỏ theo công nghệ ParaTech không chỉ để làm gạch, xi măng, mà còn cung cấp các nguyên liệu có giá trị khác.

"Chúng tôi làm điều này để giúp khách hàng dễ dàng xây dựng một thị trường cho SBR để sử dụng như một nguyên liệu giúp nâng cao sản phẩm xi măng xây dựng." TS. Richard More - Giám đốc điều hành của ParaTech
 

Tác giả bài viết: Hồng Hà

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim