Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 158
Truy cập: 4.439.119

QCTĐHN 04:2014/BTNMT QCKT về nước thải công nghiệp dệt may trên địa bàn thủ đô Hà Nội

Thứ Ba, 28 Tháng Bảy 2015 10:27 SA

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

QCTĐHN 04:2014/BTNMT

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI

 

Hanoi Technical Regulation on The Effluent of Textile Industry

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI – 2014

 

 

 

Lời nói đầu

 

QCTĐHN 04:2014/BTNMT được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội biên soạn; Tổng cục Môi trường, Vụ Pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 51/2014/TT-BTNMT ngày 05    tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


QUY CHUẨN KỸ THUẬT VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Hanoi Technical Regulation on The Effluent of Textile Industry

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1.  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt may có nguồn thải nằm trên địa bàn Hà Nội khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.

1.2. Đối tượng áp dụng

1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải công nghiệp dệt may. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thải nước thải công nghiệp dệt may vào nguồn tiếp nhận nước thải thuộc địa bàn Thủ đô Hà Nội tuân thủ quy định tại quy chuẩn này.

1.2.2. Nước thải công nghiệp dệt may xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Nước thải công nghiệp dệt may là nước thải công nghiệp được thải từ nhà máy, cơ sở dệt may sử dụng quy trình công nghệ gia công ướt (có công đoạn nhuộm, giặt mài) hoặc công nghệ khác để sản xuất ra các sản phẩm dệt may.

1.3.2. Nguồn nước tiếp nhận nước thải là: hệ thống thoát nước đô thị và khu dân cư; sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; hồ, ao, đầm có mục đích sử dụng xác định.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt may

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt may khi thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:

Cmax = C x Kq x Kf

Trong đó:

Cmax     là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt may khi thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải;

C       là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Mục 2.2.

Kq          là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn nước tiếp nhận nước thải quy định tại Mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương, dung tích của hồ, ao, đầm;

Kf       là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại Mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở dệt may khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.

2.1.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf cho các thông số: nhiệt độ, pH và độ màu).

2.2. Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt may được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1- Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải dệt may làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị C

A

B

1

Nhiệt độ

0C

40

40

2

pH

-

6-9

5,5-9

3

Độ màu (pH = 7)

Pt-Co

20

150

4

BOD5 ở 200C

mg/l

30

50

5

COD

mg/l

50

150

6

Tổng chất rắn lơ lửng

mg/l

50

100

7

Dầu mỡ khoáng

mg/l

5

5

8

Crôm (VI)

mg/l

0,05

0,10

9

Crôm (III)

mg/l

0,20

1

10

Sắt (Fe)

mg/l

1

5

11

Đồng (Cu)

mg/l

 2

2

12

Clo dư

mg/l

1

2

 

 

 

Trong đó:

- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp dệt may khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp dệt may khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

2.3. Hệ số nguồn nước tiếp nhận nước thải Kq

          2.3.1.Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương được quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy

của nguồn tiếp nhận nước thải

Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q)

Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s)

Hệ số Kq

 
 

Q ≤ 50

0,9

 

 

50 < Q ≤ 200

1

 

 

200 < Q ≤ 500

1,1

 

 

Q > 500

1,2

 

 

 

Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn hoặc của cơ quan quản lý môi trường có thẩm quyền).

2.3.2. Giá trị hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp dệt may là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây

Bảng  3 - Giá trị hệ số Kq ứng với nguồn tiếp nhận nước thải

là hồ, ao, đầm

Nguồn tiếp nhận nước thải

Hệ số Kq

Hồ, ao, đầm (không phụ thuộc vào dung tích) thuộc địa bàn 12 quận nội thành gồm: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân.

0,6

Hồ, ao, đầm có dung tích V≤10x106 mét khối (m3) thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây và 17 huyện ngoại thành: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa.

Hồ, ao, đầm có dung tích V>10x 106 mét khối (m3) thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây và 03 huyện ngoại thành: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì.

0,8

Hồ, ao, đầm có dung tích V với 10 x 106 < V ≤ 100 x 106 mét khối (m3) thuộc địa bàn 14 huyện ngoại thành: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa.

Hồ, ao, đầm có dung tích V > 100 x 106 mét khối (m3) thuộc địa bàn 14 huyện ngoại thành: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa.

1,0

 

V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận  nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn hoặc của cơ quan quản lý môi trường có thẩm quyền).

2.3.3. Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng giá trị hệ số   Kq = 0,9; hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị hệ số  Kq = 0,6.

2.4. Giá trị hệ số lưu lượng nguồn thải Kf

Giá trị hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây

Bảng 4 - Giá trị hệ số Kf ứng với lưu lượng nước thải

Lưu lượng nước thải (F)

Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24 h)

Hệ số Kf

F ≤ 50

1,2

50 < F ≤ 500

1,1

500 < F ≤ 5000

1,0

F > 5000

0,9

 

Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường hoặc Giấy xác nhận việc hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số trong nước thải công nghiệp dệt may thực hiện theo các tiêu chuẩn sau đây:

TT

Thông số

Phương pháp phân tích, số hiệu tiêu chuẩn

1

Lấy mẫu

TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;

TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;

TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

2

Nhiệt độ

TCVN 4557:1988  Chất lượng nước – Phương pháp xác định nhiệt độ;

3

pH

TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước – Xác định pH;

4

Màu

TCVN 6185:2008 (ISO 7887:1994) Chất lượng nước – Kiểm tra và xác định màu sắc;

5

BOD5 (20 oC)

TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;

TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 2: Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng;

APHA 5210 B – Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định BOD

6

COD

TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD);

APHA 5220 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định COD

7

Chất rắn lơ lửng

TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh;

APHA 2540 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định chất rắn lơ lửng

8

Dầu mỡ khoáng

TCVN 5070:1995 Chất lượng nước – Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ;

TCVN 7875:2008 Nước – Xác định dầu và mỡ – Phương pháp chiếu hồng ngoại;

APHA 5520 C - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định tổng dầu mỡ khoáng

9

Crôm (VI)

TCVN 6222:2008 (ISO 9174-1998) Chất lượng nước – Xác định crom – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử;

APHA 3500-Cr.B – Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định crôm

TCVN 6658:2000 ( ISO 11083:1994) Chất lượng nước – Xác định crom hóa trị sáu – Phương pháp trắc quang dùng 1,5 – diphenylcacbazid;

10

Crôm (III)

11

Sắt

TCVN 6177:1996 (ISO 6332:1988) Chất lượng nước – Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin;

 

12

Đồng

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986)  Chất lượng nước - Xác định coban, niken, đồng, kẽm và chì - Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

 

13

Clo dư

TCVN 6225-1:2012 (ISO 7393-1:1985) Chất lượng nước. Xác định Clo tự do và tổng Clo - Phần 1: Phương pháp chuẩn độ sử dụng N, N - dietyl -1,4 –phenylendiamin.
TCVN 6225-2:2012 (ISO 7393-2:1985) Chất lượng nước. Xác định Clo tự do và tổng Clo - Phần 2: Phương pháp thử đo mầu sử dụng N, N - dietyl -1,4 - phenylendiamin, cho mục đích kiểm soát thường xuyên

TCVN 6225-3:2011 (ISO 7393-3:1990) Chất lượng nước – Xác định clo tự do và clo tổng số – Phần 3: Phương pháp chuẩn độ iot xác định clo tổng số;

 

3.2. Chấp nhận các phương pháp phân tích hướng dẫn trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở mục 3.1.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Quy chuẩn này áp dụng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng QCVN 13:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2008/TT-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn Thủ đô Hà Nội theo lộ trình sau:

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, đối với các cơ sở đang hoạt động

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, đối với các cơ sở xây dựng mới (phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường sau ngày 01 tháng 01 năm 2015).

4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.

4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.

 


 

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim