Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 13
Truy cập: 4.451.808

Trung Quốc: Khai thác đất hiếm đe dọa cuộc sống người dân

Thứ Ba, 04 Tháng Chín 2012 11:02 SA

 
(Cập nhật ngày: 30/08/2012 21:21:00)
 

 10 km vuông diện tích hồ gần các nhà máy chứa đầy chất thải được sử dụng để chiết xuất 17 loại khoáng sản có tên gọi chung là đất hiếm. Khu vực có nhiều đất hiếm nhất là Bayan Obo, nơi đất hiếm được khai thác và sau đó chuyển tới thị trấn Bao Đầu (Baotou) thuộc Nội Mông (Trung Quốc) để chế biến. Nơi đây cung cấp tới 2/3 sản lượng trong số 97% lượng sản phẩm đất hiếm toàn cầu do Trung Quốc nắm giữ.

Khu vực khai thác đất hiếm (Reuters)

Quang cảnh trông xa như một cái hồ được tạo nên từ nhiều nhánh sông thực chất lại là một vũng nước mà không loài cá hay tảo nào có thể sống nổi, với bề mặt đầy những mẩu vật chất cứng, màu đen, dày đến nỗi có thể đi lại trên đó được. Đó là khu vực khai thác và chiết xuất đất hiếm ở Trung Quốc – nơi ô nhiễm đang đầu độc các cánh đồng và làng quê nơi đây.

Tại đây, các hồ nước thải bốc mùi xú uế chứa đầy chất độc hại, trong đó có cả chất phóng xạ. Các chất độc này nếu xâm nhập vào cơ thể có thể gây ung thư, các bệnh phổi và máu trắng.

Khi chưa có nhà máy, khu vực này chỉ có đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Còn hiện nay, người dân trồng dưa hấu, cà tím và cà chua ngay tại những nơi ô nhiễm. Người dân nơi đây quả thật đã không thể lường được mức độ ô nhiễm mà họ phải hứng chịu. Những gì họ chứng kiến là đến những năm 1980, hoa màu ở xung quanh khu vực sản xuất bắt đầu có dấu hiệu bất thường: không ra quả hay quả nhỏ và có mùi lạ. 10 năm sau, nông dân không thể trồng rau mà chỉ trồng được lúa mì và ngô.

Những hệ lụy nêu trên vừa được cơ quan bảo vệ môi trường địa phương chứng minh là do quá trình khai thác và chiết xuất đất hiếm gây ra. Cụ thể hơn, ô nhiễm không chỉ từ chính các chất khoáng được khai thác mà từ cả quá trình vận hành nhà máy và đốt nhiên liệu hóa thạch.

Vì môi trường ô nhiễm, người dân nơi đây đã buộc phải di chuyển đi nơi khác khiến cho dân số trong vùng chỉ trong 10 năm đã giảm từ 2000 xuống chỉ còn 300 người.

 
 Hạnh Minh (Theo The Guardian 7/8/2012)

(Thiennhien Net)

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim