Trung tâm Môi trường Công nghiệp nhiệt liệt hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Beat plastic polution)

Hình ảnh

Thông tin cần biết

Thống kê truy cập

Online: 1
Truy cập: 4.353.073

Chiến lược phát triển bền vững tài nguyên môi trường biển: Xác định những ưu tiên

Thứ Hai, 10 Tháng Chín 2012 8:38 SA

 

 

 Chiến lược phát triển bền vững biển Đông Á (SDS – SEA) được tổ chức Đối tác quản lý môi trường biển Đông Á (PEMSEA) xây dựng vào năm 2003. Việt Nam tham gia thành viên của SDS – SEA từ năm 2006 sau khi đã có 12 quốc gia Đông Á ký cam kết thực hiện trong khuôn khổ tuyên bố chung Putrajaya tại Kuala Lumpua, Malaysi. Với những kết quả đạt được từ việc triển khai giai đoạn 1 (2006 – 2010), hiện Bộ TN&MT đã giao Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam với sự hỗ trợ của PEMSEA và nhóm chuyên gia xây dựng Khung chương trình giai đoạn 2 (2011 – 2015) với việc xác định rõ các nhiệm vụ ưu tiên.

 Chưa khai thác toàn diện tiềm năng biển

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình phát triển bền vững biển Đông Á tại Việt Nam, theo đánh giá của giới chuyên môn, chúng ta đã triển khai chương trình rộng những chưa sâu. Nhìn lại tình hình khai thác, sử dụng và quản lý biển, hải đảo vừa qua các nhà quản lý đã chỉ ra các điểm yếu cơ bản trong quản lý biển, đảo, đó là:  Việc khai thác tự phát, thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch biển, đảo, làm nẩy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích, đặc biệt ở vùng bờ biển. Điều này thể hiện trong việc đa số các ngành và địa phương vẫn ưu tiên khai thác tài nguyên biển ở dạng vật chất, không tái tạo, chưa khai thác toàn diện tiềm năng biển. Các giá trị  chức năng  phi vật chất và có khả năng tái tạo còn ít được chú trọng nên một số dạng tài nguyên, kể cả dầu khí  đang sớm cạn kiệt.

Môi trường biển bị biến đổi theo chiều hướng xấu do ngày càng nhiều chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra. Các hệ sinh thái biển quan trọng như san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển đang bị suy thoái và thu hẹp diện tích. Nguồn lợi hải sản vùng biển gần bờ có dấu hiệu bị khai thác quá mức. Nguồn giống hải sản tự nhiên cũng giảm sút nghiêm trong so với trước đây.

Vùng biển được xác định là chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu.  Các hệ sinh thái ven biển, giá trị dịch vụ và người dân ven biển là đối tượng dễ bị tổ thương và chịu tác động của hiện tượng này nhất song đến nay còn thiếu những nghiên cứu cụ thể cũng như chưa có giải pháp lồng ghép, giảm thiểu và mô hình thích ứng với biến đổi khí hậy và nước biển dân ở khu vực này.

Đặc biệt, một nguyên nhân cốt lõi phải nói đến là hệ thống luật pháp, chính sách về biển, đảo còn thiếu đồng bộ, không ít điểm chống chéo, hiệu lực thi hành yếu, tổ chức chức triển khai thiếu sự phối hợp liên ngành, công tác tổ chức hỗ trợ pháp  lý cho người dân địa phương còn ít được chú ý và nhiều lúng túng. Việt Nam cũng đã ký kết nhiều công ước quốc tế song việc “nội hóa” thực thi các công ước này ở cấp quốc gia còn yếu. Mặt khác, khu vực biển Đông đang có tranh chấp gay gắt, nên việc hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp không ít khó khăn. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, những vi phạm trong quá trình sử dụng, khai thác tài nguyên biển chưa có các quy định cụ thể mang tính pháp lý như trong quản lý sử dụng đất trên đất liền.

Ưu tiên xây dựng hệ thống thể chế

Nguyên nhân chính của những yếu kém kể trên là tư duy và tầm nhìn phát triển còn hạn chế. Điều này dẫn đến cơ cấu ngành nghề kinh tế biển của Việt Nam chưa hợp lý, mới phát triển một phần ở vùng biển quốc gia, chưa chuẩn bị điều kiện và thể hiện rõ nét tư tưởng vươn ra biển xa, gắn kết đất liền với đại dương để giải quyết bài toán phát triển mang tầm thời đại của dân tộc.

Và để quản lý nhà nước hiệu quả một ngành, một lĩnh vực, ai cũng hiểu cần dựa vào hệ thống pháp lý, đó là xương sống, là “điểm tựa” vững chắc để thực thi nhiệm vụ. Song đối với công tác quản lý tổng hợp, thống nhất về biển, hải đảo thì hệ thống pháp lý này đang thực sụ thiếu hụt nghiêm trọng.

Qua 4 năm hình thành  và phát triển cả một hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về tổng hợp thống nhất biển đảo từ Trung ương (Tổng cục Biển và Hải đảo) cho tới địa phương (Chi cục Biển và hải đảo) song công cụ pháp lý  chính mà họ “nắm” trong tay  mới chỉ có Nghị định 25 CP của Chính phủ. Còn lại, muốn quản lý, xứ lý vi phạm hay kiểm soát hoạt động khai thác vân phải dựa vào các Luật và Bộ Luật  chuyên ngành khác như Du lịch, Khoáng sản, Môi trường…

Chính vì vậy, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong 7 nhiệm vụ ưu tiên khi thực hiện Khung kế hoạch thực hiện  Chiến lược giai đoạn 2011 – 2015 vừa được Tổng cục Biển và Hải đải Việt Nam đưa ra là tập trung ưu tiên Tăng cường hệ thống thể chế và chính sách quản lý biển và vùng bờ biển. Tiếp theo là Thực hiện Chương trình nhân rộng quản lý tổng hợp vùng bờ; Quản lý thích ứng để ứng phó thiên tai; Quản lý và phục hồi các môi trường sống và quản lý nghề cá; Quản lý lưu vực sống ven biển, quản lý ô nhiễm và chất thải; Nâng cao năng lực và nhận thực đồng thời Cải thiện sinh kế và xóa đói, giảm nghèo.

Hy vọng rằng, khi Khung kế hoạch này được hoàn thiện và thực hiện tốt, sẽ tác động trở lại mục tiêu kinh tế biển, ven biển và Hải đảo Việt nam trong thời gian tới, góp phần thực hiện các cam, kết quốc tế và khu vực về phát triển bền vững biển và quản lý tổng hợp vùng bờ.

Kim Liên

Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập:
Mật khẩu đăng nhập:
Map
MapBox
Tư vấn trực tuyến
SKYPE

Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kinh doanh

khám phá
Quảng cáo
VILAS 246
Vim