Hình ảnh Thông tin cần biết Thống kê truy cập
Online: 8
Truy cập: 4.452.550
|
Các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trong khai thác và chế biến sa khoáng Titan ven biểnThứ Sáu, 19 Tháng Chín 2014 10:34 SA
KS. Võ Thị Cẩm Bình Trung tâm Môi trường Công nghiệp (CIE) Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim 1. Mở đầu Biến đổi khí hậu (BĐKH) và những tác động của nó đã và đang diễn ra ở quy mô toàn cầu. Đây là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, gây ảnh hưởng tới mọi mặt hoạt động của con người, rõ rệt nhất là đối với sự phát triển kinh tế xã hội, cả đối với ngành tài nguyên khoáng sản nói chung và tài nguyên khoáng sản ven biển nói riêng . Các hình thái thời tiết, khí hậu như: nhiệt độ gia tăng, mực nước biển dâng cao, sự xâm nhập mặn sẽ tiếp tục gia tăng, sự thay đổi lượng mưa có thể sẽ làm cho hạn hán và lũ lụt trở nên trầm trọng hơn, các hiện tượng cực đoan có thể xảy ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn. Trong khi mức độ tác động hiện tại cũng đã quá nghiêm trọng và cần có biện pháp ứng phó. Do vậy, ứng phó với tác động của sự biến đổi khí hậu, chính là các hoạt động nhằm thích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng do BĐKH, là điều hết sức cấp thiết đối với toàn thế giới nói chung và đối với ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản titan ven biển Việt Nam nói riêng. Ứng phó với BĐKH là vấn đề đang trở nên ngày càng quan trọng, ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các nghiên cứu và trong tiến trình thương lượng của các bên tham gia Công ước về BĐKH. 2. Kinh nghiệm thế giới về ứng phó với BĐKH và nước biển dâng trong khai thác và chế biến sa khoáng titan ven biển Tổng kết từ nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm của các khu vực ven biển trên thế giới, thì có ba nhóm giải pháp nhằm thích ứng với BĐKH và nước biển dâng, bao gồm: bảo vệ (chống đỡ hoặc đương đầu); thích nghi; và rút lui về phía sau. Ba cách này đều áp dụng được đối với các đối tượng như: các công trình, cơ sở hạ tầng kiên cố; Hệ thống sản xuất công - nông nghiệp; hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái đầm lầy. Ngành công nghiệp khai thác và chế biến quặng titan trên thế giới cũng đã có những khởi đầu đáng kể trong việc xây dựng các kế hoạch ứng phó với BĐKH và nước biển dâng.Rio Tinto là Tập đoàn quốc tế hàng đầu về lĩnh vực khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản. Hoạt động khai thác, chế biến và tinh chế titan oxit (TiO2) của tập đoàn này diễn ra chủ yếu ở Australia, Canada, Nam Phi và Madagarca – là những nơi bị đe dọa nghiêm trọng bởi tác động của BĐKH toàn cầu [1] 2.1 Kinh nghiệm của Australia Ở Australia, việc lập kế hoạch thích ứng với BĐKH được thực hiện dựa trên cơ sở khoa học và việc cập nhật thông tin mới nhất theo định kỳ. Khi khả năng và hậu quả BĐKH gia tăng, sẽ tăng cường các quy định nhằm hạn chế sử dụng đất. Các quy định này có thể thay đổi theo từng khu vực, từng địa phương và hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, một bộ các tiêu chuẩn về sử dụng đất, quy hoạch và xây dựng được thiết lập để quản lý các tác động tiêu cực và ảnh hưởng lâu dài của mực nước biển dâng cao. Các rủi ro và tác hại này có thể thay đổi theo không gian và thời gian, vì thế kế hoạch thích ứng rủi ro của Australia tập trung vào quy hoạch sử dụng đất dựa trên hệ thống các tiêu chuẩn rủi ro do BĐKH gây ra. Đây là một phương pháp phân chia hiệu quả, lấy từ kinh nghiệm của các nước Châu Âu, Hoa Kỳ và New Zealand [2]. Hoạt động khai thác titan và chế biến TiO2 của Australia diễn ra ở khu vực bờ biển phía Tây Nam. Để bảo vệ bờ biển chống lại các tác động của nước biển dâng và xói mòn bờ biển, biện pháp chủ yếu là xây dựng tường biển hay các công trình phòng thủ bờ biển khác để bảo vệ cơ sở khai thác, chế biến titan nói riêng và bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản khác nói chung của doanh nghiệp. Hoạt động thích ứng của ngành công nghiệp titan ở Australia được tiếp cận theo hai hướng đồng thời là Ngắn hạn và Dài hạn (xem Hình 1).
Hình 1: Các biện pháp thích ứng với BĐKH và nước biển dâng tại các khu vực khai thác và chế biến titan ven biển ở Australia [2] Mặt khác, các công ty hoạt động khai thác và chế biến titan của Úc đã nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng nước ngầm cho khai thác. Điển hình như Công ty BHP, duy trì mực nước trong moong khai thác bằng mực nước ngầm ở cồn cát xung quanh bằng cách bổ sung thêm nước từ các lỗ khoan sâu 150-200 m (là các độ sâu không ảnh hưởng tới gương nước ngầm) vào mùa hè và duy trì lượng mưa rơi trên moong khai thác vào mùa mưa. Công ty cũng thực hiện chương trình quan trắc mực nước ngầm để đảm bảo mực nước ngầm không bị ảnh hưởng của các hoạt động khai thác từ moong khai thác và hạn chế sụt lún khu vực xung quanh do các hoạt động khai thác [2]. 2.2 Kinh nghiệm của Canada Khu vực ven biển Quebec, Ontario và khu vực nội địa là những khu vực hoạt động khai thác và chế biến titan sa khoáng của Canada chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH. Hai hệ quả lớn nhất của BĐKH gồm lũ lụt và hạn hán đã gây ảnh hưởng tới ngành khai thác và chế biến titan sa khoáng của Canada. Nhằm thích ứng và phòng chống ngập lụt, các cơ sở, chế biến khoáng sản titan ở Quebec đã áp dụng một số biện pháp kỹ thuật đơn giản như trình bày trong Hình 2. Hình 2: Các biện pháp thích ứng kỹ thuật đơn giản chống ngập lụt áp dụng tại các cơ sở chế biến titan sa khoáng ở Canada [3] 3.Đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH và nước biển dâng trong hoạt động khai thác và chế biến titan ven biển Việt NamVới đặc điểm của vùng khai thác sa khoáng ven biển Việt Nam tập trung chủ yếu ở duyên hải miền Trung, và qua nghiên cứu có thể thấy, tác động của BĐKH và NBD đối với các khu vực khai thác và chế biến titan vùng ven biển miền Trung là hiện hữu và là nguy cơ tiềm ẩn nhất, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các mục tiêu lâu dài cùng sự phát triển bền vững của cả vùng. Do vậy, để phòng chống và hạn chế những tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với hoạt động khai thác và chế biến titan ven biển Việt Nam, tham khảo áp dụng một số kinh nghiệm của Australia và Canada trong ứng phó với BĐKH, nhiệm vụ đề xuất một số giải pháp như sau: 3.1. Các giải pháp thích ứng
3.2 Các giải pháp giảm thiểu Các giải pháp giảm thiểu tác động của BĐKH và nước biển dâng được áp dụng chặt chẽ trong hầu hết các hoạt động khoáng sản titan (thăm dò, khai thác, chế biến, lưu giữ) bao gồm: giải pháp về khoa học công nghệ và giải pháp bảo vệ môi trường chung. Trong hoạt động thăm dò địa chất:
Trong hoạt động khai thác và tuyển quặng:
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần có kế hoạch khai thác hợp lý trong mùa mưa bão để tránh tình trạng khai thác không triệt để tài nguyên, tốn nhiều chi phí cho việc bơm thoát nước ngập trong moong,… Trong hoạt động chế biến:
Trong hoạt động lưu giữ quặng, sản phẩm:
Ngoài ra, nhằm giảm thiểu tác động do BĐKH và nước biển dâng, trước hết các doanh nghiệp khai thác và chế biến titan sa khoáng cần áp dụng triệt để các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường được đề xuất, đảm bảo nguyên tắc sau- Giảm thiểu tới mức tối đa các tác động môi trường của các dự án trên cơ sở công nghệ các dự án dự kiến áp dụng- Do đặc thù của công tác khai thác mỏ, các biện pháp giảm thiểu sẽ tập trung vào việc giảm thiểu tác động tới cảnh quan, môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí;- Đối với việc giảm thiểu các tác động tới môi trường cảnh quan có thể xem các biện pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác là một giải pháp tích cực và có tính khả thi; Các biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực thi suốt quá trình thăm dò, xây dựng cơ bản, khai thác, tuyển, chế biến quặng và đóng cửa mỏ.
Tài liệu tham khảo
Các tin khác
|
Map
Tư vấn trực tuyến
khám phá
Quảng cáo
|